Trong bữa ăn hàng ngày, việc dư thừa thức ăn thường xuyên xảy ra. Chính vì thế nhiều người đã xử lý bằng cách cất thức ăn thừa vào tủ lạnh, để bữa sau hâm lại rồi ăn tiếp. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều không biết rằng, có một số món ăn không nên hâm lại. Việc hâm lại một số món ăn này sẽ gây hại sức khỏe.
Thịt gà
Có lẽ nhiều người phải bất ngờ khi biết thịt gà là một trong những món ăn không nên hâm lại. Các chuyên gia lý giải, trong thịt gà có chứa các protein có phản ứng tiêu cực khi hâm nóng lại. Khi thịt gà lạnh được làm nóng lại lần thứ 2, thành phần protein sẽ thay đổi, dẫn đến những vấn đề không tốt cho tiêu hóa.
Nếu thực sự muốn hâm lại thịt gà, thì bạn cần phải chắc chắn nó đã được nấu chín hoàn toàn trong lần nấu đầu tiên. Sau khi hâm lại thì thịt gà phải thực sự nóng.
Thêm vào đó, cách giải quyết tốt nhất đối với thịt gà thừa là nên chấp nhận ăn lạnh hoặc đem chế biến kèm với các loại thực phẩm khác.
Khi biết thông tin này, tốt nhất bạn chỉ nên nấu thịt gà vừa đủ cho các bữa, để tránh tình trạng phải hâm lại chúng cho bữa sau, vừa kém ngon lại không tốt cho sức khỏe.
Trứng
Trứng là loại thực phẩm hạn chế tiếp xúc nhiều với nhiệt, do đó, nếu nấu trứng một lần rồi thì không nên hâm nó lại lần thứ 2. Hâm nóng trứng ở nhiệt độ cao sau khi đã được luộc hoặc chiên sẽ khiến cho lượng protein trong trứng bị mất đi, có thể biến chúng trở nên độc hại và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, trứng còn là loại thực phẩm không nên để qua đêm, nhất là trứng luộc lòng đào hoặc loại ốp tái. Vì lòng đỏ chưa chín là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Trứng dễ nấu và nấu nhanh vì thế nên nấu vừa đủ ăn, không nên để thừa lại bữa sau ăn lại.
Nấm
Nấm rất ngon, bổ dưỡng lại dễ ăn nên nhiều người thích rất thích chế biến chúng thành các món ăn nấu xào, nấu xanh, súp hoặc ăn lẩu. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên nên ăn nấu nấm bữa nào ăn hết bữa đó do hàm lượng protein phức tạp trong thực phẩm này. Việc hâm nóng lại nấm có thể làm thay đổi thành phần protein của nó và dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và tim.
Nếu thừa quá nhiều nấm mà bỏ đi thì lãng phí, cách tốt nhất là bạn nên chấp nhận ăn lạnh nó sau khi lấy từ trong tủ lạnh ra.
Bạn cũng nên lưu ý, nấm đã nấu chín để quá 12 giờ sẽ làm giảm chất dinh dưỡng và hình thành nhiều chất có hại. Nấm nấu chín chứa nitrat tốt cho các tế bào máu đỏ, nhưng sau một đêm, nitrat sẽ thay đổi thành nitrit không tốt cho cơ thể của bạn.
Cơm
Có lẽ đây cũng là một thông tin gây bất ngờ vì thói quen của nhiều người là hâm lại cơm nguội nhưng sự thật là trong cơm nguội có chứa vi khuẩn bacillus cereus. Loại khuẩn này có thể gây ra các hội chứng ngộ độc nhẹ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Cơm nguội dù được rang lên hay chế biến lại bằng bất cứ cách gì đều bị biến chất. Lý do vì cơm chính là tinh bột, khi tinh bột được hâm nóng đến 60 độ C sẽ dần nở ra, cuối cùng biến thành dạng bột hồ. Quá trình này gọi là "hồ hóa tinh bột", làm ảnh hưởng không tốt tới tiêu hóa.
Để an toàn và đảm bảo dinh dưỡng cho sức khỏe mọi người chỉ nên nấu lượng cơm vừa đủ cho gia đình trong mỗi bữa ăn để vừa đảm bảo dinh dưỡng, ngon miệng vừa tiết kiệm.
Nếu vẫn muốn tiết kiệm cơm nguội, cách tốt nhất là cơm nóng ăn không hết, còn thừa phải làm nguội nhanh và bảo quản ngay vào trong tủ lạnh. Cơm bảo quản trong tủ lạnh không nên để quá 24 giờ, không nên hâm cơm lại quá 2 lần để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong cơm.
Khoai tây
Khoai tây là loại củ rất giàu vitamin C, B6, Kali... nếu bạn hâm nóng lại nó, những dinh dưỡng này sẽ mất đi. Không những thế, có nhiều khả năng sẽ tạo ra các vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Ngay cả khi bạn để chúng ở nhiệt độ phòng trong một thời gian dài, chúng có thể trở nên độc và gây buồn nôn hoặc bệnh tật, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.
Nếu bạn không ăn hết khoai tây trong một bữa, bạn có thể bảo quản chúng cho ngày hôm sau bằng cách làm nguội khoai tây thật nhanh rồi cất vào tủ lạnh. Điều này sẽ giúp giữ lại toàn bộ giá trị dinh dưỡng của khoai tây.
Cần tây
Cần tây là loại rau quen thuộc, gần gũi, thường được sử dụng để xào với thịt bò, một số loại hải sản như mực, bạch tuộc, sách bò, dạ dày bò... Cũng có giống cần tây được dùng để ép nước uống, nấu súp... Tuy nhiên cần tây có thể sẽ trở nên độc hại nếu được hâm nóng lại bởi trong cần tây có chứa nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrit - một chất có khả năng gây ung thư.
Nếu bạn đã nấu súp hay canh có thành phần là cần tây, bạn nên ăn hết chúng trong một bữa, nếu còn thừa, tốt nhất bạn nên loại bỏ hết cần tây trong món ăn rồi mới hâm phần còn lại.
Ngoài những thực phẩm trên thì củ dền, dầu ăn, súp lơ, củ cải, cải bó xôi, nước... cũng được khuyên là không nên hâm lại.