Khoai tây từ lâu đã trở thành nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Không chỉ là thành phần chính trong nhiều món ăn hấp dẫn, loại củ này còn được đánh giá cao nhờ giá trị dinh dưỡng vượt trội.
Theo các nghiên cứu, khoai tây chứa lượng dưỡng chất dồi dào, đặc biệt nổi bật là kali. Ước tính, một củ khoai tây lớn có thể cung cấp khoảng 950mg kali, cao gấp gần 3 lần so với lượng kali trong một quả chuối (khoảng 358mg).
Không chỉ dừng lại ở đó, khoai tây còn sở hữu hàm lượng đạm đáng kể, tương đương với rau bina (rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi). Loại đạm này dễ tiêu hóa và hấp thu, được cho là vượt trội hơn so với nhiều loại đạm thực vật khác. Ngoài ra, khoai tây còn giàu vitamin nhóm B và C, là những vi chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể.
Một điểm cộng khác là khoai tây chứa lượng chất xơ tương đối cao. Khi đưa vào cơ thể, chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột, từ đó phòng ngừa táo bón hiệu quả.
Đặc biệt, loại củ này còn chứa tới 18 loại axit amin, bao gồm nhiều axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp. Cùng với đó là hàm lượng tinh bột trong khoai tây cao, đây nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho các hoạt động hàng ngày.
Khoai tây có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như chiên giòn, nấu canh, làm bánh, kho, hầm… Dưới đây là gợi ý 2 món ăn ngon miệng từ khoai tây mà bạn không nên bỏ lỡ.
1. KHOAI TÂY NHỒI THỊT NẤU CANH
Nguyên liệu:
- 1 củ khoai tay to (hoặc 2 củ nhỏ), 50gr tinh bột khoai, gia vị, tỏi băm, hành lá, 150gr thịt lợn.
Thực hiện:
Bước 1: Sơ chế khoai
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái thành khoanh mỏng.
Bước 2: Chuẩn bị thịt
- Thịt lợn thái miếng, cho vào máy xay đạt độ nhuyễn khoảng 70%. Trộn thịt với hành lá, tỏi băm cùng một chút gia vị.
Bước 4: Nghiền khoai tây
Khoai tây đem hấp hoặc luộc chín, cho vào máy xay, xay mịn hoặc nghiền bằng tay. Thêm 50gr tinh bột, nêm nếm gia vị, trộn đều để tạo thành một hỗn hợp bột dẻo, mịn.
Bước 5: Viên bột
Chia khối bột thành những viên tròn nhỏ.
Đặt khối bột lên tay và miết cho dẹt. Lấy một phần nhân thịt nhỏ đặt vào giữa, sau đó nặn và vo viên thành một khối hình tròn.
Bước 5: Nấu canh
Đổ một lượng nước thích hợp vào nồi, đun sôi. Cho khoai vào đun sôi trong khoảng 10 – 15 phút đến khi khoai chín. Nêm nếm một chút hạt nêm cho nước có vị đậm và ngọt. Lưu ý không để sôi quá lâu vì viên khoai có thể bị bở ra.
Thêm một chút hành hoa vào bát canh để tạo màu sắc. Với biến tấu mới mẻ của món ăn này, khó ai có thể từ chối món canh khoai tây nữa.
2. KHOAI TÂY HẦM THỊT BÒ
Nguyên liệu:
- 500g dẻ sườn bò, 3 quả cà chua, 2 củ khoai tây, một nửa củ hành tây, 3 muỗng canh nước tương, 2 tép tỏi, 5 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh hắc xì dầu, một ít đường phèn, rượu nấu ăn.
Cách làm:
Dẻ sườn bò, rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Cho thịt vào nồi, thêm nước vừa đủ, thêm lát gừng, rượu nấu ăn, đậy vung, đun sôi trong 3 phút để khử mùi tanh của máu thừa có trong thịt. Sau đó vớt thịt ra, rửa sạch bằng nước ấm.
Cắt cà chua thành khối vuông (tốt nhất nên gọt vỏ để ngon hơn). Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các miếng vuông vừa ăn. Hành tây bổ miếng bằng các miếng khoai tây.
Đun nóng dầu trong chảo, cho tỏi và hành tây băm vào xào thơm, sau đó cho thịt bò vào xào cho đến khi bề mặt săn lại.
Lúc này, cho 1 thìa rượu nấu, nước tương, dầu hào, đường vào xào cho vừa ăn. Sau đó thêm cà chua và đảo cho đến khi mềm và ngon ngọt
Đổ thêm nước nóng vào xâm xấp mặt nguyên liệu (không cho nước lạnh), đun sôi ở lửa lớn, sau đó hạ lửa, đun liu riu trong vòng 1 giờ. Nếu có nồi áp suất thì cho vào nồi hầm sẽ nhanh hơn nhiều.
Sau khi thịt bò đã hầm mềm, cho khoai tây, muối vừa ăn vào và đun nhỏ lửa trong khoảng 20 phút là khoai tây mềm là được.
Vị chua ngọt thấm vào thịt bò, khiến thịt vô cùng ngon, mềm, hương vị hấp dẫn lan tỏa khắp khoang miệng.
Chúc các bạn thành công!