Phạm Thanh Thảo là nữ ca sĩ nổi tiếng từ đầu những năm 2000, được khán giả yêu thích với nhiều bài hát như Áo dài ơi, Ngày xưa ơi, Mừng tuổi mẹ, Đời mẹ... Cô còn là MC, tham gia đóng phim. Nhiều năm nay, Phạm Thanh Thảo sống ở Mỹ và có cuộc hôn nhân hạnh phúc với ông xã Sơn Võ (Võ Nguyễn Trường Sơn).
Trên trang cá nhân, giọng ca sinh năm 1979 thường xuyên chia sẻ về cuộc sống của mình nơi trời Tây. Đặc biệt nhiều người phải "ghen tị" xen lẫn ngưỡng mộ khi nữ ca sĩ có chồng cưng chiều lại rất giỏi nấu ăn. Không chỉ sở hữu nhà hàng, chồng Phạm Thanh Thảo còn nấu nướng với trình độ đẳng cấp chẳng khác nào "Master Chef". Mỗi lần nữ ca sĩ khoe món ăn do chồng thực hiện đều làm dân mạng phải xuýt xoa, thèm thuồng.
Phạm Thanh Thảo có cuộc sống hạnh phúc bên ông xã nấu ăn ngon Sơn Võ.
Một dịp gần đây, cô tâm sự: "Ảnh đi làm từ sáng sớm. Trưa gọi điện thoại hỏi 'Tối em muốn ăn gì anh nấu?'. Chiều, ảnh tranh thủ về sớm bắt tay vô nấu phở gà, bánh mì tôm lăn bột, khoai lang bào chiên tôm, chả giò thịt tôm tươi ăn với một đĩa rau sống chà bá lửa… Cảm ơn người đàn ông của gia đình! Thương lắm lắm!"
Mới đây, cô lại khoe món ăn của chồng và tấm tắc khen ngợi: "Bún bò 'Ông Sơn' chưa bao giờ làm tui thất vọng".
Với bát bún riêu "full topping" do ông xã trổ tài, Phạm Thanh Thảo đã phải thốt lên: "Trời ơi... anh muốn em sống sao Sơn Võ ơi?"
Đặc biệt, nữ ca sĩ từng khoe được chồng làm do món bò dát vàng đắt đỏ, nhìn đã thấy "sặc mùi tiền".
XEM VIDEO: Món bò dát vàng do chồng Phạm Thanh Thảo thực hiện.
Cô bày tỏ: "Chồng em ổng phải đú trend cho bằng được kìa... Bò lát vàng nha bà con!"
Nhiều người ngay lập tức nhớ đến món bò dát vàng của Nusret Gökçe hay còn được biết đến nhiều hơn với biệt danh Salt Bae (Thánh rắc muối) và trêu ông xã Phạm Thanh Thảo rằng "Thiếu rắc muối rồi".
Không ít người cũng thắc mắc mùi vị vàng ra sao: "Ăn vàng có ngon không chị?", "Cô thắc mắc vị của vàng khi kết hợp với bò nó có giống khi mình ngậm cái nhẫn không em?", Phạm Thanh Thảo hài hước: "Ngon em ơi", "Vị của nó giống như mình ăn... thịt bò vậy đó". Cô còn dí dỏm nói rằng: "Vàng mắc hơn bò".
Nếu bạn cũng có điều kiện và muốn tự tay làm món thịt bò dát vàng 24k đang hot hiện nay của đầu bếp dắc muối Salt Bae nổi tiếng thế giới, có thể tham khảo công thức dưới đây:
Nguyên liệu:
Thịt bò bít tết có độ dày 5 cm
2 muỗng canh dầu thực vật
15 tờ vàng lá dày 8 cm
Muối biển Flakey, để nếm
Hạt tiêu đen mới xay, để nếm
“Thánh rắc muối” với món bò bít tết dát vàng trứ danh.
Cách thực hiện:
Vào đêm trước khi nấu, hãy lấy miếng bít tết ra khỏi bao bì và lau khô bằng khăn giấy. Đặt miếng bít tết lên khay có giá đỡ và để trong tủ lạnh qua đêm, không đậy nắp.
Sáng hôm sau, lấy bít tết ra khỏi tủ lạnh và để ở nhiệt độ phòng trong khi lò nướng của bạn làm nóng trước ở 150 độ C
Nướng miếng bít tết trong lò và nấu cho đến khi đạt được nhiệt độ bên trong mong muốn, sử dụng nhiệt kế đo thịt. Đối với tái, nấu đến 120-125, tái vừa, 125-130 và vừa 130-135.
Đun nóng dầu thực vật trong chảo gang lớn cho đến khi gần bốc khói. Cho miếng bít tết vào và ướp mỗi bên trong khoảng 45 giây, cho đến khi miếng bít tết nhấc ra khỏi chảo một cách dễ dàng và lớp vỏ có màu vàng nâu đậm.
Lấy ra khỏi chảo và để miếng thịt nghỉ trong 4-5 phút, sau đó bọc toàn bộ bên ngoài bằng lá vàng. Cắt nhỏ và phục vụ với gia vị muối biển và hạt tiêu đen mới xay, theo sở thích của bạn.
Đồ ăn dát vàng có vị gì đặc biệt? Vàng để chế biến món ăn và vàng sử dụng làm trang sức không hề giống nhau. Vàng dùng để làm bánh là vàng thật 100% tinh khiết về bản chất nên chúng an toàn khi ăn. Đồng thời xét về mặt sinh học, vàng có tính “trơ” dễ dàng đi qua đường tiêu hóa mà không bị hấp thu. Tuy nhiên, đầu bếp cần đảm bảo vàng đủ độ tinh khiết mới được sử dụng khi làm bánh. Loại vàng 22 – 24 carat và không lẫn tạp chất là phù hợp nhất. Còn vị của nó thì sao? Sự thật là vàng chẳng có vị gì cả, thậm chí còn không có mùi hương. Chúng chỉ khiến món ăn thêm phần “lấp lánh” và giá trị hơn. Đó chính là lý do nhiều đầu bếp sử dụng chúng để tăng thêm phần bắt mắt cho món bánh. Dát vàng vào thực phẩm có thực sự an toàn? Một chuyên gia ngành hóa học chia sẻ, vàng dát vào đồ ăn thường được tán rất nhỏ và mỏng, về mặt cơ học sẽ không ảnh hưởng gì đến các cơ quan nội tạng. Về mặt hóa học, vàng cũng không độc hại mà còn có tính diệt khuẩn rất tốt. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta tùy tiện sử dụng. Khi dùng các tinh thể vàng có khả năng kết hợp với protein trong hệ miễn dịch gây ra 2 hiệu ứng sau: Khiến cho hệ miễn dịch nặng hơn, đồng thời làm thay đổi cấu trúc của protein. Hệ miễn dịch khi đó sẽ xem những protein như tác nhân ngoại xâm, gây dị ứng, khiến cơ thể mẩn ngứa, kích ứng, thậm chí là khó thở.Ngoài ra nếu ăn phải vàng kém chất lượng thì thực sự tai hại. Vì một số lượng muối của vàng chứa các chất cực độc, có thể gây chết người nếu tích tụ liều lượng đủ lớn. Do đó, bạn nên cân nhắc trước khi có ý định thử một món ăn dát vàng. |