Thịt vịt có hàm lượng protein và các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Ăn loại thịt này thường xuyên sẽ giúp tiêu thấp, giảm sưng tấy, trừ ẩm và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn...
Có rất nhiều cách chế biến món ngon từ vịt như: Vịt quay, vịt nướng, vịt luộc, vịt xào… Thịt vịt tuy mỏng nhưng có độ ngọt và béo ngậy nhất định khiến người ăn một lần nhớ mãi.
Người Quảng Đông (Trung Quốc) có một món ngon từ vịt mà ai đến đây cũng phải thưởng thức đó là vịt xào tía tô. Mùi thơm đặc trưng của tía tô quyện cùng với hương vị hấp dẫn của thịt vịt, tất cả tạo nên một món ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng.
Nguyên liệu vịt om lá tía tô
- Vịt: ½ con
- Gừng: 1 củ
- Rượu nấu ăn: 3 thìa
- Tía tô
- Bột canh
- Mì chính
- Xì dầu
- Nước lọc
- Nước tương đen
Hướng dẫn chọn thịt vịt
Để chọn mua vịt tươi, bạn lưu ý một số điểm sau:
- Mắt vịt
Chọn vịt có mắt sáng, trong. Thường vịt để lâu hoặc bị bệnh thì mắt trũng xuống, màu đục.
- Màng chân vịt
Lớp màng ở chân của những con vịt tươi thường đàn hồi cực kỳ tốt. Bạn hãy dùng ngón tay ấn nhẹ vào, nếu thấy màng nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu, bề mặt căng mọng, sáng bóng thì đó là vịt ngon.
- Da vịt
Vịt ngon sẽ có màu vàng nhạt. Còn vịt đã để lâu lớp da sẽ trắng nhợt, khi chạm tay vào cảm nhận thấy dính dính.
- Mùi
Thịt vịt tươi có mùi thơm đặc trưng. Nếu thấy có mùi hắc nồng thì đó là vịt đã bị hỏng không nên ăn.
Cách làm vịt om tía tô
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Thịt vịt mua về chà xát muối, gừng lên bề mặt rồi rửa lại với nước sạch.
- Tía tô rửa sạch rồi thái khúc vừa ăn. Nên sử dụng loại tía tô có lá to như thế mùi sẽ bớt nồng.
- Gừng rửa sạch băm nhỏ.
Bước 2: Xào thịt vịt
- Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn rồi cho gừng băm nhỏ vào phi thơm trút phần thịt vịt đã chặt miếng vào đảo đều tay.
- Nêm nếm vào đây 1 thìa nước tương vào rồi đảo đều lên cho thịt vịt ngấm gia vị.
- Thêm nước vào ngập phần thịt vịt rồi thêm lá tía tô đã thái trước đó vào.
- Đun cho tới khi phần nước gần cạn thì tắt bếp.
* Mẹo hay:
- Không nên hầm thịt vịt quá lâu. Nếu có bia, bạn nên cho thêm 1 lượng bia phù hợp, thịt vịt vừa nhanh mềm nhừ mà lại thơm ngon.
- Tuyệt đối không cho lá tía tô quá sớm nếu không thì mùi sẽ bị bay hết. Tía tô cũng dễ có vị đắng vì xào lâu.
Bước 3: Hoàn thành
- Múc thịt vịt ra đĩa sâu lòng, rưới sốt lên trên và thưởng thức.
Thịt vịt hầm kiểu này rất ngon, không có mùi tanh. Mùi thơm của tía tô quyện chung với thịt vịt, càng ăn càng ghiền.
Thịt vịt nên kết hợp với gì?
Dưa cải
Cải chua chứa nhiều loại axit amin, ăn cùng với thịt vịt không chỉ có thể bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người mà còn có tác dụng chữa bệnh tốt đối với một số người bị sốt nhẹ, ăn ít, khô miệng, khô họng, phù nề. Dưa bắp cải có thể thúc đẩy sự thèm ăn và sự kết hợp của cả hai nguyên liệu trên có thể làm giảm sưng tấy.
Bí đao
Canh vịt bí đao tính mát thơm ngon, uống vào bụng dễ chịu, đó là do thịt vịt và bí đao rất hợp nhau. Theo cuốn sách y học cổ đại Trung Quốc, bí đao có tác dụng thanh nhiệt, bổ phổi và tiêu đờm cực kỳ tốt.
Thịt vịt giàu chất béo, bí đao ít calo, hai loại thịt và rau củ này kết hợp với nhau sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng. Trong bí đao có chứa các hoạt chất như axit propanedioic và polysacarit rất tốt cho việc điều tiết chuyển hóa chất béo. Đồng thời hàm lượng kali cao, thích hợp cho người cần kiểm soát cân nặng và bệnh nhân cao huyết áp.
Củ cải trắng
Củ cải trắng nhiều nước nhưng vị không đậm, cách kết hợp củ cải trắng với vịt tốt nhất là hầm.
Vì củ cải trắng có thể hấp thụ hương vị đặc trưng của các nguyên liệu cùng với nó nên khi thịt vịt được hầm, chất dinh dưỡng sẽ tiết ra từ nước súp và quyện vào củ cải trắng ăn rất ngon.