Hai anh em mang tranh cổ của Càn Long đi giám định rồi bán cho chuyên gia, 1 năm sau phát hiện chân tướng mới tiếc hùi hụi

Hai anh em họ Chu vui mừng vì "tranh giả" bán được nhiều tiền, cuối cùng lập tức báo cảnh sát khi phát hiện chân tướng.

Những năm trở lại đây, cùng với sự bùng nổ của thị trường sản phẩm mỹ thuật, nhiều đài truyền hình Trung Quốc đã đẩy mạnh chương trình giám định bảo vật. Theo đó, người dân trên khắp mọi miền có thể mang vật sưu tầm được cho là có giá trị của mình đến chương trình để chuyên gia giám định, vừa có thể học hỏi thêm nhiều tri thức về cổ vật vừa có thể phát tài nếu bảo vật có giá trị.

Hai anh em mang tranh cổ của Càn Long đi giám định rồi bán cho chuyên gia, 1 năm sau phát hiện chân tướng mới tiếc hùi hụi - Ảnh 1.

Năm 2009, hai anh em nông dân họ Chu ở thành phố Trịnh Châu (Hà Nam, Trung Quốc) đã mang bức tranh gia truyền tham gia chương trình giám định do Đài truyền hình tỉnh Hà Nam tổ chức. Anh em ông Chu chỉ biết bức tranh cổ nhà mình đã có từ lâu đời do Hoàng đế Càn Long vẽ, ngoài ra không hề biết được giá trị thành tiền của nó.

Vì thấy chương trình giám định cổ vật đang rất nổi tiếng nên hai người cũng muốn mang tranh đến để nhờ chuyên gia kiểm tra rốt cuộc tranh này có phải được vẽ bởi Càn Long hay không và nó đáng bao nhiêu tiền.

Lưu Nham, một chuyên gia giám định nổi tiếng đã chịu trách nhiệm kiểm tra bức tranh của anh em ông Chu.

Hai anh em mang tranh cổ của Càn Long đi giám định rồi bán cho chuyên gia, 1 năm sau phát hiện chân tướng mới tiếc hùi hụi - Ảnh 2.
Hai anh em mang tranh cổ của Càn Long đi giám định rồi bán cho chuyên gia, 1 năm sau phát hiện chân tướng mới tiếc hùi hụi - Ảnh 3.

Sau khi xem xét tỉ mỉ, Lưu Nham đã cau mày nói với hai người nông dân:“Bức tranh này cũng được xem là đồ cổ, thế nhưng e là không phải bút tích của Càn Long. Khả năng cao đây chỉ là tranh người ta mô phỏng lại mà thôi”.

Anh em ông Chu còn muốn hỏi thêm nhưng chuyên gia Lưu Nham lại nói: "Nếu còn muốn biết thêm chi tiết thì sau chương trình có thể đến khách sạn tìm tôi. Tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho các vị”.

Vì thấy chuyên gia quá nhiệt tình nên hai người đã nghe theo. Tối ngày hôm đó, anh em ông Chu đã tìm đến phòng khách sạn của chuyên gia Lưu Nham.

Hai anh em mang tranh cổ của Càn Long đi giám định rồi bán cho chuyên gia, 1 năm sau phát hiện chân tướng mới tiếc hùi hụi - Ảnh 4.

Sau khi tiếp đón nồng nhiệt, chuyên gia đã vào vấn đề chính:“Tên của bức tranh này tuy là tác phẩm của Càn Long nhưng chỉ là hàng giả mạo. Thế nhưng nó cũng đã tồn tại được hơn 200 năm, cũng được xem là cổ vật. Mặc dù cũng đáng tiền nhưng không được bao nhiêu, nhiều nhất cũng chỉ được 30.000 NDT (hơn 108 triệu VND)”.

Anh em ông Chu nghe xong thì vô cùng thất vọng, đồ cổ mà chỉ đáng nhiêu đó tiền thì không còn giá trị.

Sau đó, Lưu Nham lại nói: “Tôi quen một người chuyên thu mua tranh cổ. Nếu muốn bán thì tôi có thể nói giúp cho vài tiếng, bức tranh sẽ đáng giá hơn một chút”.

Hai anh em ông Chu vô cùng vui mừng và xem Lưu Nham như bồ tát sống.

Sang hôm sau, Lưu Nham đã giới thiệu đến một nhà sưu tầm đồ cổ họ Trình. Dưới lời ngon tiếng ngọt của chuyên gia Lưu, ông Trình đồng ý mua tranh Càn Long “giả” của anh em ông Chu với số tiền 170.000 NDT (hơn 614 triệu VND).

Hai anh em mang tranh cổ của Càn Long đi giám định rồi bán cho chuyên gia, 1 năm sau phát hiện chân tướng mới tiếc hùi hụi - Ảnh 5.

Một năm sau, bức tranh “Tung Dương Hán Bách Đồ” của Càn Long xuất hiện tại một buổi đấu giá ở Bắc Kinh. Theo đó, bức tranh được bán với mức giá khởi điểm là 78 triệu NDT (hơn 281 tỷ VND) và cuối cùng mức giá thực tế bán ra lên đến 87 triệu NDT (hơn 314 tỷ VND).

Vì giá trị của bức tranh “Tung Dương Hán Bách Đồ” đã phá vỡ kỷ lục đấu giá đồ cổ của Càn Long trước đó nên sự việc đã được truyền thông đưa tin suốt mấy ngày liền.

Quả nhiên, hai anh em ông Chu đã xem được tin tức phát trên tivi và nhận ra bức tranh được đấu giá đó chính là tranh của mình đã bán cho nhà sưu tầm họ Trình.

Thế là hai người nông dân đã tìm đến Lưu Nham vì cho rằng đã bị ông lừa để trục lợi. Tuy nhiên, vị chuyên gia không thừa nhận.

Sau đó, càng tìm hiểu kỹ hơn, anh em ông Chu càng chắc chắn hai người đã sập bẫy của những kẻ lừa gạt. Thì ra, nhà sưu tầm họ Trình cũng là một chuyên gia giám định bảo vật và chính là bạn thân của Lưu Nham.

Hai anh em mang tranh cổ của Càn Long đi giám định rồi bán cho chuyên gia, 1 năm sau phát hiện chân tướng mới tiếc hùi hụi - Ảnh 6.

Đến đây, hai người nông dân đã hiểu được nguồn cơn mọi chuyện và quyết định tố cáo vụ việc lên tòa án.

Tuy nhiên, Lưu Nham cho rằng bản thân chỉ là một người trung gian, đồng thời đã phủ nhận việc nhận định bức tranh của anh em ông Chu là giả mạo, hơn nữa ông cũng khẳng định không hề đưa ra bất kỳ lời định giá nào. Theo đó, vị chuyên gia đã rũ sạch mọi trách nhiệm.

Sự việc đã xảy ra từ hơn 1 năm về trước và không hề có bằng chứng nào chứng minh ông Lưu và ông Trình lừa đảo. Hơn nữa, “tiền trao cháo múc”, đôi bên đều chấp nhận giao dịch, ông Trình nhận tranh và anh em ông Chu ký nhận vào biên bản bán tranh với giá 170.000 NDT. Chính vì thế, cơ quan chức năng không cách nào buộc tội ông Trình và cả ông Lưu.

Mặc dù Lưu Nham không bị ảnh hưởng bởi vụ kiện tụng nhưng danh tiếng của ông đã bị xuống cấp trầm trong giới chuyên gia giám định cổ vật, sự nghiệp theo đó cũng gần như bị hủy hoại hoàn toàn.

Nguồn: QQ