Mọi người đều biết, Do Thái được cả thế giới công nhận là "Dân tộc thông minh nhất trên thế giới". Chỉ chiếm 0,3% dân số thế giới song 17% số người đoạt giải Nobel và 30% của cả thế giới thuộc về dân tộc này.
Người Do Thái chiếm đến 1/2 số doanh nhân giàu nhất thế giới, chiếm 1/3 số triệu phú ở Mỹ và 18/40 người đứng đầu danh sách Forbes (theo số liệu của năm 2013) cũng chính là người dân đến từ dân tộc này như ông vua dầu mỏ Rockefeller, ông trùm tài chính George Soros, ông trùm tài chính phố Wall Morgan... Dường như những người thành công nhất đều là các đại diện kiệt xuất của dân tộc Do Thái.
Vậy tại sao các thế hệ người Do Thái lại có được trí tuệ siêu phàm với chỉ số IQ trung bình là 110? Bên cạnh việc có nguồn gen mạnh mẽ, người Do Thái rất chú trọng giáo dục con cái trong gia đình.
Khơi dậy đam mê thay vì ép buộc
Người Do Thái ít khi la mắng, kiểm soát con cái trong việc học. Họ luôn khơi dậy trí tò mò và luôn tạo điều kiện để con mình tìm hiểu mọi thứ một cách tự nguyện. Những gì trẻ được làm có thể thành công hay thất bại. Song thông qua thử nghiệm và sai lầm, chính chúng nhìn thấy được đam mê của mình.
Như đạo diễn nổi tiếng nhất Hollywood Steven Spielberg là một ví dụ điển hình. Là người Mỹ gốc Do Thái, ngay từ nhỏ ông đã mắc chứng khó đọc. Spielberg từng chia sẻ mẹ chưa bao giờ la mắng ông vì điểm thấp. Thậm chí bà còn động viên con tìm hiểu thế giới qua chiếc máy ảnh. Với sự khích lệ của mẹ, ông đã tìm thấy đam mê thực của mình và thành công trên con đường đã chọn.
Không bao giờ hỏi con "Hôm nay đã học gì ở trường?"
Đối với cha mẹ Do Thái, một đứa trẻ biết đặt câu hỏi là biểu hiện của sự thông minh. Vì thế cha mẹ Do Thái luôn cổ vũ con dám đặt câu hỏi, dám thắc mắc. Khi biết đặt câu hỏi, bé sẽ hỏi càng nhiều và khi đi tìm lời giải cho thắc mắc của mình chính chúng sẽ học được những điều bổ ích.
Với lý do này, cha mẹ Do Thái không bao giờ hỏi con "Hôm nay con đã học gì trên trường?" thay vào đó là "Hôm nay con đã hỏi gì trên trường?".
Đây là câu hỏi để bố mẹ biết được con chủ động hay bị động trong việc học trên trường. Việc chủ động hỏi giáo viên những gì mình không hiểu sẽ hình thành trong trẻ thái độ học tập tích cực. Đồng thời bằng cách tạo thói quen đặt câu hỏi, đứa trẻ sẽ thấy việc học thú vị hơn.
Ngoài ra những đứa trẻ Do Thái thường có thói quen thuyết trình trước mặt cha mẹ mình những gì chúng học được ở trường. Để làm được điều này, đứa trẻ cần sắp xếp suy nghĩ và hiểu sâu về những gì đã học để có thể tự tin trình bày.
Tổ chức các cuộc thảo luận giữa cha mẹ và con cái
Theo người sáng lập Google, Larry Page: "Nền tảng để sản sinh ra những người tài năng phần lớn phụ thuộc vào nền tảng giáo dục gia đình".
Người Do Thái thường có những cuộc thảo luận giữa cha mẹ và các con. Đây không phải là lúc bố mẹ giáo huấn con cái thay vào đó mỗi người sẽ chia sẻ quan điểm khác nhau về những vấn đề trong cuộc sống.
Bằng cách làm quen với các cuộc thảo luận từ nhỏ, trẻ em Do Thái có thể học được tầm quan trọng của việc khẳng định suy nghĩ và không bóp méo ý kiến của mình.
Cốt lõi trong việc nuôi dạy trẻ của người Do Thái là tôn trọng con cái. Bố mẹ sẽ không áp đặt, ra lệnh, đe dọa hay kiểm soát con cái theo ý của mình. Mỗi đứa trẻ đều có cá tính riêng và cần được tôn trọng, tin tưởng.
Theo Sina