Tốt nghiệp đại học cũng không đủ khả năng mua nhà ở thành phố lớn dù được bố mẹ giúp đỡ

Bong bóng BĐS khiến việc sở hữu 1 ngôi nhà ở Trung Quốc trở nên khó hơn khi giá nhà đã tăng gấp 3-4 lần so với thập kỷ trước.

Trên khắp Trung Quốc, giá thuê nhà đang tăng. Vào năm 2021, giá thuê tại 55 thành phố lớn tăng trung bình gần 10%. Tại 8 thành phố lớn nhất Trung Quốc, giá thuê nhà ở đã tăng 24,5% so với năm 2020. Đô thị phía Tây Nam Thành Đô dẫn đầu với mức tăng 40%. Bên cạnh đó, cư dân ở Bắc Kinh, Thượng Hải và trung tâm công nghệ phía đông của Hàng Châu đều chứng kiến giá thuê tăng trung bình hơn 20%.

Ba thập kỷ trước, người bị ảnh hưởng nặng nề nhất của những đợt tăng đột biến giá thuê nhà phần lớn là lao động nhập cư từ các vùng nông thôn. Vào những năm 1990, những người trẻ thành thị, có trình độ học vấn thường chỉ thuê nhà trong thời gian ngắn trước khi tiết kiệm đủ để mua nhà. Ngày nay, ngày càng có nhiều người trẻ thành thị là những người thuê nhà dài hạn.

Tốt nghiệp đại học cũng không đủ khả năng mua nhà ở thành phố lớn dù được bố mẹ giúp đỡ - Ảnh 1.

Trong 1 cuộc khảo sát gần đây đối với cư dân tại 10 thành phố lớn trên khắp Trung Quốc, những bạn trẻ ở độ tuổi 20 và 30 cho đến nay là lượng người đi thuê nhà lớn nhất, chiếm 63% tổng số người thuê nhà. 75% trong số đó là những người di cư, một số từ nông thôn nhưng nhiều người đến từ các thành phố khác ở Trung Quốc. Trong số những người thuê nhà không phải là người địa phương ở nhóm tuổi 20-30, 61% có bằng đại học trở lên.

Nói cách khác, những người di cư có trình độ đại học hiện đang chiếm phân khúc lớn trong thị trường cho thuê nhà ở Trung Quốc. Một số lý do cho sự thay đổi này là bong bóng BĐS Trung Quốc khiến ngay cả những chuyên gia tài chính cũng không thể sở hữu nhà ở đô thị tại các thành phố lớn.

Khoảng 10 năm trước, người trẻ Trung Quốc vẫn có thể mua nhà ở những nơi như Thâm Quyến và Thượng Hải bằng hình thức thế chấp, miễn là họ có sự giúp đỡ của cha mẹ. Ngày nay, 1 căn hộ rộng 90m2 ở vùng ngoại ô gần Thượng Hải, từng có giá trị 7.2 tỷ đồng vào năm 2010 nay có giá lên tới 25.1 hoặc 28.7 tỷ đồng. Nhiều người trẻ không có khả năng mua 1 ngôi nhà tại thành phố nơi họ sinh sống, ngay cả khi có sự hỗ trợ từ cha mẹ.

Điều này đã đẩy họ vào tình trạng thuê nhà dài hạn, có thể có tác động tiêu cực không chỉ đến tài chính mà còn đến hạnh phúc và nhận thức về công bằng xã hội.

Tốt nghiệp đại học cũng không đủ khả năng mua nhà ở thành phố lớn dù được bố mẹ giúp đỡ - Ảnh 2.

Theo nghiên cứu, trong điều kiện thị trường cho thuê hiện tại và chính sách đăng ký hộ khẩu ở Trung Quốc, việc người trẻ sở hữu nhà hay không là 1 chỉ số quan trọng đánh giá mức độ hạnh phúc và nhận thức của họ về công bằng xã hội. Ví dụ, trong số những người sở hữu nhà, 77% người được hỏi tự mô tả mình "hạnh phúc" - cao gần 20% so với những người thuê nhà không phải là người địa phương. Những người có ít nhất 1 căn nhà cho biết mức độ hài lòng tổng thể cao hơn 24%.

Một lý do khiến việc sở hữu nhà có ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc của cư dân là giá thuê quá cao. Ngay cả trước khi tăng đột biến vào năm ngoái, tiền thuê nhà của những người có trình độ đại học không là cư dân địa phương đã chiếm gần ⅓ tổng thu nhập của họ. Mặc dù thu nhập cá nhân trung bình cao hơn nhiều so với các chủ nhà địa phương, số tiền họ bỏ ra để thuê nhà đã hạn chế rất nhiều khả năng đầu tư vào những thứ khác như học hành của con cái hoặc hạnh phúc của chính bản thân.

Tốt nghiệp đại học cũng không đủ khả năng mua nhà ở thành phố lớn dù được bố mẹ giúp đỡ - Ảnh 3.

Trải nghiệm cho thuê nhà cũng ảnh hưởng đến nhận thức của những người trẻ tuổi về công bằng xã hội, cũng như sự hài lòng của họ với bộ máy hành chính và luật pháp của đất nước. Các thành phố nhỏ hơn đã không nhấn mạnh tầm quan trọng của hộ khẩu. Tuy vậy, trong những năm gần đây, ở các trung tâm đô thị lớn hơn như Bắc Kinh và Thượng Hải, hộ khẩu tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng tiếp cận các nguồn lực công cộng như giáo dục, chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội.

Ví dụ, trẻ em không có hộ khẩu gặp khó khăn hơn nhiều trong việc tiếp cận các nguồn giáo dục công và không thể tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học tại địa phương. Do đó, bất kể họ có phải là chủ nhà hay không, cư dân thành thị sở hữu hộ khẩu địa phương có xu hướng nghĩ xã hội công bằng hơn.

Mặc dù những người thành thị trẻ, có trình độ đại học được hưởng những lợi thế thực sự về địa vị xã hội và thu nhập, nhưng nhận thức của họ về công bằng xã hội là tiêu cực nhất trong các nhóm khảo sát. Con số ở mức tương đối thấp - không tốt hơn những người dân địa phương với trình độ thấp hơn.

Ảnh: Tổng hợp

https://ahadep.com/tot-nghiep-dai-hoc-cung-khong-du-kha-nang-mua-nha-o-thanh-pho-lon-du-duoc-bo-me-giup-do-20220401155546568.chn