Khi những đánh giá tiêu cực về ngoại hình trở thành nỗi ám ảnh của giới trẻ: Phá bỏ định kiến để trở thành phiên bản độc nhất​​

Đã bao giờ bạn shaming về cơ thể hay nhan sắc của người khác mà bạn vô tình không biết không? Đã bao giờ bạn cảm thấy tự ti vì mặt không xinh, mắt không 2 mí hay làn da không trắng như người khác?

Body-shaming" (miệt thị ngoại hình) là một hiện tượng ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Có thể thấy, bất kỳ ai đều có nguy cơ trở thành nạn nhân của "body-shaming" bao gồm cả việc tự mình đánh giá tiêu cực về ngoại hình của bản thân.

Shaming là gì? Tại sao chúng ta có thể vô tình body shaming hay face shaming?

Hành vi body-shaming/ face shaming - miệt thị ngoại hình/ miệt thị khuôn mặt thường được hiểu là việc một cá nhân sử dụng ngôn ngữ, hành vi để chê bai hoặc bình luận tiêu cực về ngoại hình của người khác. Điều này khiến cho người nghe cảm thấy khó chịu, thậm chí cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương tâm lý. Ngoài ra, "body-shaming" cũng bao gồm hành vi tự miệt thị ngoại hình bản thân, tức là bản thân cảm thấy tự ti với ngoại hình của chính mình. Một số kiểu "body-shaming" thường gặp như miệt thị về thân hình, số đo 3 vòng; miệt thị về màu da, làn da; miệt thị về cân nặng, hay miệt thị về các đặc điểm khác nhau trên khuôn mặt...

Khi những đánh giá tiêu cực về ngoại hình trở thành nỗi ám ảnh của giới trẻ: Phá bỏ định kiến để trở thành phiên bản độc nhất​​ - Ảnh 1.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, mọi người có xu hướng coi trọng đặc điểm bề ngoài và đâu đó hình thành nên những tiêu chuẩn về ngoại hình, đặc biệt là ở các bạn trẻ với sự phát triển của mạng xã hội, các tương tác trở nên nhanh chóng và thường xuyên hơn, thì ngoại hình càng trở nên quan trọng. Họ cũng chính là những đối tượng hay bị phán xét, chế giễu, miệt thị cơ thể. Chính những tiêu chuẩn không chính thức mà xã hội đặt ra dường như đã trở thành thước đo mà rất nhiều người dựa vào để đưa ra những phán xét, nhận định mang tính quy chụp, gán nhãn, thậm chí là những lời chế giễu, miệt thị, xúc phạm người khác liên quan đến ngoại hình.

Sự phiến diện trong cách đánh giá đã hình thành những khuôn mẫu tiêu chuẩn của "hoa hậu", "người mẫu", định hình nên các tiêu chuẩn của vẻ để áp đặt lên người khác. Dần dần, tiêu chuẩn "Như thế nào là đẹp trai?", "Như thế nào là xinh gái?"... hình thành trong xã hội và mọi người chia sẻ với nhau.

Không chỉ có vậy quá trình hình thành các khuôn mẫu định kiến và phán xét này còn có phần không nhỏ của những yếu tố văn hóa, kinh tế. Marketing dựa trên sự sợ hãi, tự ti là một trong trong những chiến lược truyền thông rất phổ biến của ngành công nghiệp mỹ phẩm, thẩm mỹ. Chính những chiến dịch truyền thông đó đã góp phần không nhỏ trong việc định hình cái đẹp. Dù không được quy ước trong bất cứ văn bản nào nhưng những khuôn mẫu dường như đã trở thành "luật bất thành văn", nhiều người dựa vào đó để so sánh, đánh giá người khác với nhau hoặc so sánh, đánh giá chính mình.

Phá bỏ khuôn mẫu của cái đẹp, để khác biệt làm nên bản sắc

Psychological Identity - bản sắc tâm lý hay bản sắc cá nhân thường được nhắc đến như những tính cách, niềm tin, giá trị làm nên bản sắc cá nhân của mỗi người. Khi một người nhận định chính mình (Psychological Identity) dựa trên những thứ thuộc về bên ngoài, thì hiển nhiên nếu nó mất đi, họ sẽ cảm thấy hụt hẫng, đau đớn, thất vọng, mất niềm tin, đau khổ, mất sự tự tin.

Khi những đánh giá tiêu cực về ngoại hình trở thành nỗi ám ảnh của giới trẻ: Phá bỏ định kiến để trở thành phiên bản độc nhất​​ - Ảnh 2.

Mỗi người đều có những tiêu chuẩn riêng về ngoại hình, việc áp đặt một số tiêu chuẩn chung cho tất cả mọi người là điều không phù hợp. Có hoàn hảo hay không không phụ thuộc vào khuôn mẫu hay định kiến của xã hội mà phụ thuộc vào giá trị của chính bản thân họ. Mỗi người có khung tiêu chuẩn của riêng mình, nơi sự khác biệt và không hoàn hảo có thể làm nên bản sắc, làm nên cá tính và chất riêng. Trên thang đo của chính mình, mỗi người đều đã là điểm 10 hoàn hảo nhất.

Flawsome - Khuyết điểm 10 là chiến dịch của Maybelline New York tiên phong trong việc biến khuyết điểm của bản thân thành điểm 10 tỏa sáng. Với thông điệp khuyết điểm 10, lên mặt cùng Maybelline, mỗi người có thể tự tin với cơ thể của chính mình, dù có mắt hí, môi tều hay da ngăm, tạm biệt các định kiến hay miệt thị về ngoại hình.

Khi những đánh giá tiêu cực về ngoại hình trở thành nỗi ám ảnh của giới trẻ: Phá bỏ định kiến để trở thành phiên bản độc nhất​​ - Ảnh 3.

Truyền thông là một phần của văn hóa, với mỗi chiến dịch truyền thông được tung ra, Maybelline luôn hy vọng có thể đem lại cách nhìn nhận mới, phá vỡ các rào cản xưa cũ để mỗi người có thể tìm thấy một bản thân cá tính và đa dạng sắc màu.

Bằng việc mang đến những sản phẩm và thông điệp ý nghĩa, Maybelline New York khuyến khích và đồng hành cùng giới trẻ "đá phăng định kiến, khuôn mẫu để "lên mặt" cùng Maybelline".

Để có thông tin chi tiết về các dòng sản phẩm độc đáo của chiến dịch truy cập Website TẠI ĐÂY.