Sữa chua hay vẫn còn được gọi là yaourt, là một trong những sản phẩm được làm từ bơ sữa và sản xuất bởi những vi khuẩn lên men của sữa. Có thể nói, sữa chua là một trong những nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời đối với hệ tiêu hóa không chỉ của trẻ mà còn cả người lớn.
Trong thành phần sữa chua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, kali, canxi, các loại vitamin đa dạng vitamin A, vitamin C, vitamin B6, vitamin B12 giúp bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện hệ khuẩn ruột của trẻ, tăng sức đề kháng...
Sữa chua là một trong những sản phẩm được làm từ bơ sữa. (Ảnh minh họa)
1 tuần cho bé ăn mấy hộp sữa chua là hợp lý?
Tuy sữa chua tốt nhưng bé ăn mấy hộp sữa chua 1 tuần và trẻ mấy tháng ăn được sữa chua thì không phải mẹ nào cũng biết. Rất nhiều phụ huynh thường lầm tưởng, sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nên có thể cho trẻ ăn thoải mái, ăn bất cứ lúc nào mà không cần quan tâm. Mặc dù vậy, nếu ăn quá nhiều sữa chua có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ bài tiết dạ dày, làm giảm sự thèm ăn của trẻ làm cho trẻ dễ bị lạnh bụng và dẫn đến tiêu chảy.
Từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé ăn sữa chua mỗi ngày nhưng hàm lượng sẽ tùy theo từng độ tuổi khác nhau. Vì thế, liều lượng phù hợp cho trẻ ăn sữa chua theo từng độ tuổi như sau:
- Đối với trẻ từ 6 tháng - dưới 1 tuổi: ăn từ 50ml -100ml/ngày, dùng loại sữa chua trắng, không đường. Có thể kết hợp cho ăn cùng trái cây.
- Đối với trẻ từ 1-3 tuổi: Có thể ăn từ 100ml - 200ml/ngày, dùng loại ít đường.
- Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên: Có thể ăn từ 200ml - 300ml/ngày, dùng loại có đường, không đường hoặc ít đường đều được.
Nếu ăn quá nhiều sữa chua có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ bài tiết dạ dày, làm giảm sự thèm ăn của trẻ. (Ảnh minh họa)
Lưu ý khi cho bé ăn sữa chua
- Không cho trẻ ăn lúc đói: Sẽ khiến dạ dày co bóp mạnh, dịch vị tiết ra làm đào thải nhanh canxi xuống đường ruột, bài tiết ra ngoài khiến bé bị đau bụng, chân tay bủn rủn, thậm chí là bị đau dạ dày.
- Không cho trẻ ăn quá nhiều: Làm ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ và ảnh hưởng trực tiếp đến sự bài tiết của dung môi dạ dày, làm lạnh bụng.
- Không cho trẻ ăn sữa chua quá lạnh hoặc quá nóng: Nếu quá nóng sẽ khiến làm mất khả năng hoạt động các vi khuẩn có lợi của sữa chua. Còn nếu quá lạnh thì sữa chua bị cứng và khiến bé bị viêm họng. Do vậy, mẹ nên để sữa chua ra nhiệt độ thường trước khoảng 10-15 phút trước khi cho bé ăn.
- Nên cho bé ăn sữa chua vào buổi tối: Sau ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm để ăn sữa chua tốt nhất để giúp bé hấp thụ canxi tối đa.
- Nên cho bé ăn sau bữa điểm tâm: Nhằm giúp tăng cường sức đề kháng bệnh, giảm cảng thẳng cho trẻ.
Không cho trẻ ăn sữa chua quá lạnh hoặc quá nóng. (Ảnh minh họa)
- Không cho trẻ bị dị ứng sữa, không dung nạp lactose...ăn sữa chua vì có thể gây hiện tượng ngứa, sưng tấy quanh môi hoặc mắt.
- Trước khi mua, mẹ nên kiểm tra hạn sử dụng, thành phần nhãn hiệu để đảm bảo hộp sữa không dùng chất tạo ngọt hoặc các loại hương liệu khác.
- Nếu trộn sữa chua cùng trái cây thì mẹ nên chọn loại trái cây mà bé yêu thích trước để bé quen dần.
- Ăn sữa chua xong, mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé để tránh sự xâm nhập các vi khuẩn gây hại.