Trong thời gian mang thai, mẹ bầu luôn được khuyên chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng, cẩn trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và em bé trong bụng. Tuy nhiên ở nhiều vùng kinh tế còn khó khăn, người phụ nữ có cuộc sống rất vất vả, dù có thai vẫn phải làm những công việc chân tay nặng nhọc.
Mới đây, bệnh viện nhân dân huyện Vĩnh Thắng (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đã tiếp nhận một trường hợp sản phụ người dân tộc Lisu (Lật Túc) đang mang thai, nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo.
Bà mẹ người dân tộc Lisu cho biết ở nơi cô sống các bà bầu đều làm việc và đẻ trên cánh đồng là chuyện bình thường.
Bà mẹ này cho biết cô không biết mình đang mang thai bao nhiêu tuần do ở trên núi đường đi khó khăn nên không đi khám thai được. Trước ngày nhập viện, cô vẫn cùng với người nhà ra đồng cuốc đất để chuẩn bị cho mùa vụ mới. Khi đang làm thì bắt đầu bị đau bụng và ra máu. Về nhà, cơn đau càng dữ dội hơn nhưng do trên núi đêm tối không thể xuống bệnh viện nên đã cố chịu đựng đến sáng hôm sau.
Bà mẹ này cũng cho biết người dân tộc cô không hề biết về việc tính tuổi thai hay ngày dự sinh. Rất nhiều đứa trẻ đều được sinh ra ngay trên cánh đồng khi mẹ đang làm việc hoặc may mắn hơn là được đỡ đẻ tại nhà. Bản thân cô đã mang thai 5 lần nhưng đều bị sảy nên rất mong muốn các bác sĩ giúp giữ đứa trẻ này.
May mắn thay đúng thời điểm này, bệnh viện huyện Vĩnh Thắng đang có đoàn nhân viên y tế từ trên tỉnh về hỗ trợ. Bác sĩ sản khoa Zhang Hui lập tức tiếp nhận khám cho sản phụ người dân tộc này. Qua thăm khám ban đầu, bác sĩ dự tính sản phụ mang bầu khoảng 33 tuần, đang có dấu hiệu chuyển dạ sớm nghiêm trọng, nhịp tim thai thấp chỉ 80 nhịp/phút đồng thời có dấu hiệu thiếu máu. Trong trường hợp xấu nhất, có thể đứa trẻ sẽ không giữ được và phải cắt bỏ tử cung để cứu mạng người mẹ.
Các bác sĩ hội chẩn khẩn cấp để phẫu thuật cho bà mẹ người dân tộc.
Ban đầu, bà mẹ người dân tộc hoài nghi những lời nói của bác sĩ do bất đồng ngôn ngữ nhưng sau đó các bác sĩ địa phương đã sử dụng những từ ngữ đơn giản nhất để giải thích và gia đình đồng ý phẫu thuật.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ xác định tử cung mở rộng phù hợp với chẩn đoán tuần thai nhưng hình dạng tử cung có hình vòng cùng. Thành tử cung bên phải có khối máu tụ màu xanh tím to khoảng 6x7cm, chẩn đoán vỡ nhau thai. Ngoài ra, nước ối có dấu hiệu có phân su và ít.
Bác sĩ Zhang Hui và đội ngũ đã nhanh chóng xử lý tình huống, mổ lấy thai nhi nặng 1,8kg và bị ngạt nhẹ. Sau khi tiến hành hồi sức tim phổi, bé đã trở lại bình thường sau 5 phút và được chuyển đến khoa sơ sinh để tiếp tục điều trị.
Em bé chào đời nặng 1,8kg và đang được theo dõi sức khỏe.
May mắn hơn nữa là bà mẹ không có dấu hiệu xuất huyết sau sinh, có thể giữ được tử cung. Hiện tại hai mẹ con sản phụ người dân tộc đều đang được theo dõi tình hình sức khỏe tại bệnh viện.
Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu không thể bỏ qua Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi cũng như theo dõi tình hình phát triển của bé, mẹ bầu cần đi khám thai đúng lịch và đầy đủ các mốc dưới đây. 6 – 8 tuần Thông thường, bạn sẽ đến phòng khám sản khoa trong khoảng thời gian từ 6 – 8 tuần đầu tiên của thai kỳ, hoặc khi bạn đã mất kinh được từ 2 – 4 tuần. Trong lần thăm khám đầu tiên này, bác sĩ sẽ tìm hiểu chi tiết về tình trạng sức khỏe chung của bà mẹ, các thói quen có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, cả chi tiết về những lần sinh và thụ thai trước đó, các vấn đề về sinh sản mà bạn từng gặp phải. 11 – 14 tuần Là thời điểm duy nhất có thể đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán 1 số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm gây nên các căn bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành v.v… 22 – 23 tuần Mọi đình chỉ thai nghén thường được chỉ định thực hiện trước tuần thứ 28 của thai kỳ, do đó mà mốc khám thai này đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát lại các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Đây là thời điểm mà các bất thường về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng v.v… được phát hiện qua siêu âm và bác sĩ sẽ tư vấn hướng can thiệp thích hợp nhất cho thai phụ nếu chẳng may phát hiện các dị tật bẩm sinh ở bé. 31 – 32 tuần Tại thời điểm này, thai phụ được siêu âm để phát hiện 1 số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất..., nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung – 1 trong những nguyên nhân gây suy thai va ngạt sau sinh v.v … Đồng thời, các xét nghiệm công thức máu, thử nước tiểu cũng được tiếp tục chỉ định ở giai đoạn này. 35 – 36 tuần Siêu âm màu sẽ được thực hiện nhằm theo dõi Doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn …Thai nhi được đo tim thai và chuyển động thai. Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng của bé lúc sinh và sẽ có các tư vấn về dinh dưỡng kịp thời nếu trọng lượng thai nhi không đáp ứng đủ cân nặng chuẩn tại thời điểm tương ứng. |