Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, bố mẹ có thể cập nhật kiến thức nuôi day con dễ dàng, mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, không phải kiến thức nào cũng có thể áp dụng vào tất cả các gia đinh, bố mẹ nên xem xét tình huống, tính cách của trẻ và hoàn cảnh gia đình để tìm ra phương pháp nuôi dạy con đúng đắn nhất.
Dưới đây là 10 lời khuyên hữu ích giúp bố mẹ trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc con dễ dàng hơn.
Cho trẻ ngủ chung với bố mẹ cho đến khi 3 tuổi
Một số nhà nghiên cứu cho rằng cách an toàn nhất để trẻ phát triển tự nhiên là ngủ với mẹ. Các bác sĩ Khoa Nhi nhận thấy rằng có thể không an toàn nếu bố mẹ để trẻ ngủ ở một căn phòng khác. Bởi trẻ từ 0 – 3 tuổi chưa đủ nhận thức về tính tự lập, việc ngủ một mình trong một không gian riêng làm trẻ mất cảm giác an toàn, dẫn đến không thể ngủ yên giấc.
Đừng ép con ăn nhiều
Trong trường hợp này bố mẹ không nên quá lo lắng việc trẻ ăn không đủ nó mà cố gắng ép trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Tốt nhất là bố mẹ không nên làm điều này, vì mỗi trẻ ở mỗi giai đoạn sẽ có cơ chế phát triển khác nhau, điều bố mẹ cần làm là hướng dẫn và khuyên con nên ăn những thức ăn lành mạnh, thực phẩm bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của trẻ thay vì ép trẻ ăn nhiều nhưng không mang lại lợi ích.
Thay vì ép con ăn nhiều bố mẹ nên cho trẻ ăn đủ những thức ăn lành mạnh.
Không nên giận giữ nếu trẻ không muốn sử dụng bô
Theo các chuyên gia, thời gian tốt để trẻ sử dụng bô là từ 2 – 4 tuổi, tuy nhiên bố mẹ không nên vì thế mà ép buộc khi trẻ không muốn sử dụng bô. Trong trường hợp này, thay vì la mắng hãy hướng dẫn trẻ cách sử dụng và quan tâm đến con một cách dịu dàng hơn.
Nếu trẻ không muốn sử dụng bô, bố mẹ hãy kiên nhẫn hướng dẫn con cách sử dụng.
Dạy con cách quyết định khi đứng trước nhiều sự lựa chọn
Ngay cả một đứa trẻ mới biết đi cũng cần được dạy tính tự lập. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bố mẹ áp dụng cách giáo dục nghiêm khắc, tốt hơn hết là đừng áp đặt ý muốn của bố mẹ lên trẻ, thay vào đó hãy đưa ra cho con nhiều sự lựa chọn và dạy con cách quyết định nên lựa chọn cái gì.
Ví dụ, vào một số tình huống mẹ có thể hỏi trẻ “Hôm nay con muốn ăn gì” hay “Hôm nay con muốn mặc áo màu gì” thay vì tự mình lựa chọn cho con.
Bố mẹ hãy để con tự mình lựa chọn làm việc gì đó theo sở thích, thay vì tự quyết định cho con.
Dạy trẻ cách liên hệ với bác sĩ khi gặp vấn đề về sức khỏe
Bố mẹ hiểu biết và có kiến thức về sức khỏe là rất quan trọng khi nuôi dạy con. Tuy nhiên, trẻ em cũng nên được dạy về điều này, bố mẹ nên dạy trẻ cách liên hệ với bác sĩ trong những tình huống cấp bách nếu gặp vấn đề về sức khỏe mà không có bố mẹ ở bên, bởi trẻ cũng phải chịu trách nhiệm về sức khỏe của mình.
Bố mẹ cũng nên dạy con cách liên hệ với bác sĩ khi gặp một số vấn đề về sức khỏe.
Chú ý đến thay đổi trong thói quen ăn uống ở trẻ sơ sinh
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh, tuy nhiên bố mẹ không nên đánh thức trẻ dạy để bú sữa trong khi trẻ đang ngủ, điều này có thể khiến trẻ bị ốm vì mất cân bằng giấc ngủ.
Bố mẹ cũng nên chú nếu trẻ có bất kỳ thay đổi nào khác biệt so với thói quen thường ngày như đổ mồ hôi khi ăn, thay đổi cách khóc hay ngủ nhiều hơn thì thường thì bố mẹ không nên bỏ qua nó.
Bố mẹ cũng nên chú nếu trẻ có bất kỳ thay đổi nào khác biệt so với thói quen thường ngày.
Mẹ làm những điều này nếu trẻ dưới 1 tuổi không ngừng khóc
Đôi khi mẹ có thể cảm thấy như đã làm xong mọi việc nhưng bé vẫn cứ khóc. Nếu trẻ đã ăn no và nghỉ ngơi nhưng vẫn quấy khóc, mẹ hãy thử áp dụng các phương pháp:
Đung đưa con trên ghế bập bênh hoặc trong vòng tay của mẹ.
Mở một bài nhạc nhẹ nhàng.
Đưa con đi dạo trong xe đẩy.
Nếu trẻ liên tục khóc, mẹ có thể đung đưa con trên ghế bập bênh hoặc trong vòng tay của mẹ.
Xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng cho con ngay từ khi còn nhỏ
Những đứa trẻ có lòng tự trọng cao sẽ hạnh phúc hơn, trong trường hợp này, trẻ có thể phải chịu ít áp lực của bạn bè hơn. Lòng tự trọng giúp trẻ đưa ra quyết định tốt hơn , bố mẹ nên khen ngợi trẻ và ghi nhận những nỗ lực và thành tích của trẻ. Khuyến khích trẻ trở nên tốt hơn bằng cách:
Nhờ con giúp làm những việc phù hợp với lứa tuổi và không quên nói lời cảm ơn.
Dành thời gian vui chơi với con, bố mẹ nên để trẻ biết rằng chúng rất quan trọng với bố mẹ.
Khi bố mẹ nhờ trẻ giúp làm việc gì đó đừng quên nói lời cảm ơn.
Giả vờ như mẹ không biết khi trẻ giận giữ để gây chú ý
Trẻ mới biết đi la hét trong cửa hàng có vẻ như là một kịch bản điển hình, nhưng có một câu hỏi đặt ra là mẹ nên làm thế nào để xử lý tình huống này và ngăn chặn những cơn giận dữ.
Điều tốt nhất để bố mẹ ngăn chặn cơn giận dữ là phớt lờ chúng, khi đã nhận thấy trẻ đang ở một nơi an toàn, mẹ chỉ cần nhìn ra chỗ khác. Ngay sau khi trẻ tìm kiếm sự chú ý và nhận ra rằng mình không nhận được điều đó, tiếng la hét sẽ dừng lại. Điều này có lẽ sẽ khó thực hiện lần đầu tiên, nhưng mẹ có thể thử áp dụng.
Khi trẻ la hét hay ăn vạ nơi công cộng, cách tốt nhất là mẹ nên phớt lờ nó.
Lên kế hoạch cho một hoạt động vui vẻ sau khi đưa trẻ đến gặp nha sĩ
Đối với nhiều đứa trẻ, việc gặp nha sĩ là một nỗi sợ hãi. Vậy nên nếu bố mẹ muốn đưa trẻ đi khám răng, hãy cố gắng lên kế hoạch cho một số hoạt động vui chơi ngay sau đó để ghi thêm những kỷ niệm đẹp và khích lệ con, mẹ có thể hỏi con muốn làm gì sau khi đến nha sĩ.
Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng cũng rất quan trọng và bố mẹ cũng cần dạy trẻ về điều này. Hãy để trẻ tự chọn bàn chải và kem đánh răng mà mình thích.
Hãy đưa trẻ đến các khu vui chơi để thư giãn sau khi gặp nha sĩ.