Trên thực tế, để bé sơ sinh nhận biết mẹ cũng có một quá trình, khi trí thông minh của bé tiếp tục phát triển thì trong tâm trí sẽ có một số ấn tượng, và nếu bé có trí nhớ nhất định về những thứ bên ngoài thì bé sẽ biết mẹ là ai.
Như câu nói: “Tháng ba biết mẹ”, nghĩa là bé có thể nhận ra mẹ khi tròn 3 tháng tuổi, vì lúc này não bộ của bé đã phát triển đến một giai đoạn nhất định.
Vì vậy, nếu bé có thể nhận ra mẹ khi 3 tháng tuổi, có nghĩa là trí tuệ của bé đang phát triển tốt, ngược lại sau 5 tháng tuổi trẻ không thể nhận ra mẹ có thể là dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ. Do đó, các chuyên gia cho rằng thời điểm trẻ sơ sinh nhận biết mẹ cũng liên quan phần nào đến trí thông minh, và mẹ có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau đây.
Biểu hiện khi trẻ sơ sinh nhận biết mẹ
Rất nhạy cảm với giọng nói của mẹ
Thính giác của bé đã phát triển ngay từ trong thời kỳ còn trong bụng mẹ nên rất nhạy cảm với giọng nói của mẹ, tức là khi mẹ mang thai bé nghe từng lời mẹ nói và thể bé sẽ không hiểu gì, nhưng những điều này sẽ để lại dấu ấn trong tâm trí em bé, có thể giúp em bé nhận ra mẹ sớm nhất có thể.
Nhìn chằm chằm vào mẹ
Giống như mẹ ở trên đã nói, khi bé biết mẹ là ai, bé sẽ nhìn chằm chằm vào mẹ, và đôi khi cười toe toét khiến mẹ cảm thấy rất ấm áp.
Khi mới sinh ra thị lực của trẻ rất kém, mọi thứ đều bị mờ qua đôi mắt của trẻ nên không có cách nào để nhận biết mẹ bằng vẻ bề ngoài.
Vào khoảng 3 tháng tuổi, thị giác của trẻ đã phát triển hơn và những hình ảnh mà trẻ nhìn thấy bắt đầu trở nên rõ ràng hơn, trẻ sẽ nhìn chăm chú vào mẹ và luôn nhớ về người đã thường xuyên đồng hành và chăm sóc mình.
Rất vui khi được mẹ bế
Nhiều trẻ nhỏ thường khóc oe oe, không ai dỗ được, nhưng chỉ cần mẹ ôm con là bé sẽ dần nguôi ngoai. Điều này là do con đã rất quen thuộc với mùi, nhịp tim và giọng nói của mẹ, hay nói chính xác hơn là cảm giác ấm áp trong vòng tay của mẹ một cách tuyệt đối.
Vậy điều mẹ cần làm khi bé nhận ra mẹ chính là đừng quên cười lại với con nhé, vẻ ngoài lạnh lùng hay mệt mỏi của mẹ có thể khiến trái tim con tổn thương.
3 giai đoạn phát triển trí tuệ ở trẻ và cách giúp con rèn luyện tăng chỉ số IQ
Trẻ từ 0-3 tuổi
Đây là giai đoạn trẻ tò mò với thế giới xung quanh, trẻ dần hình thành sự tự nhận thức và ham muốn khám phá mọi thứ, bắt chước tất cả những gì mình nhìn thấy.
Trẻ nhỏ đặc biệt thích bắt chước hành vi của bố mẹ mẹ, luôn rất tập trung vào những việc cha mẹ làm, chăm chú quan sát và ghi nhớ vào bộ não, sau đó sẽ lặp lại hành vi đó. Thời gian các bé ghi nhớ vô cùng nhanh, cao gấp 4 lần so với thời gian ghi nhớ của người ở tuổi trưởng thành.
Vì vậy các bậc phụ huynh hãy cố gắng hết sức để cung cấp cho con một môi trường sống tốt nhất; cố gắng kiểm soát hành vi và lời nói của mình để trẻ không bị ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực.
Trẻ từ 0-3 tuổi có khả năng ghi nhớ cao gấp nhiều lần so với người trưởng thành.
Trẻ từ 5-7 tuổi
Đây là giai đoạn vàng thứ hai trong quá trình phát triển trí não của một đứa trẻ. Tính cách của trẻ cũng được thể hiện tương đối đầy đủ ở giai đoạn này nên nó cũng là thời kỳ quan trọng để bố mẹ định hướng phát triển tính cách cho con.
Ở lứa tuổi này, bố mẹ mẹ nên kịp thời nắm bắt cơ hội rèn luyện cho con những thói quen sống tốt. Phụ huynh nên mua những đồ chơi tư duy, phù hợp lứa tuổi để con rèn luyện trí thông minh.
Hãy thường xuyên chơi với con, ra những câu đố đơn giản, gần gũi để con luyện khả năng tư duy và học cách suy nghĩ, suy luận vấn đề.
Ngoài ra, trẻ cũng cần được thường xuyên đưa đến những nơi như công viên, vườn bách thú, khu vui chơi trí tuệ, nơi công cộng... để trẻ khám phá điều mới mẻ và học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh.
Trẻ 8-10 tuổi
Đây là giai đoạn mà các cảm xúc cạnh tranh, tư duy chiến thắng của trẻ phát triển mạnh mẽ. Ở giai đoạn này, con đã bớt tò mò về thế giới quan, chán nản việc học và lộ rõ sự nổi loạn, ương bướng, thường cãi lời bố mẹ.
Trẻ khá hiếu thắng khi ở độ tuổi từ 8-10, luôn cố gắng thể hiện mình, dù cách thể hiện đó có sai trái. Đây cũng là giai đoạn quyết định tính cách tương lai của trẻ về sau.
Trong giai đoạn này, bố mẹ càng phải sát sao hơn trong việc nuôi dưỡng con cái bởi nó có tác động lớn đến việc hình thành tính cách hoàn chỉnh của trẻ trong tương lai.
Bố mẹ nên cho con tham gia các hoạt động ngoài trời để trẻ tăng trải nghiệm sống, khám phá những điều mới mẻ.