Những lời nói, hành động của cha mẹ chính là thứ “ánh sáng” soi chiếu vào quá tình phát triển của con. Không ai trong chúng ta ngay lập tức có thể trở thành một ông bố, bà mẹ hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu biết cách trau dồi kiến thức, kỹ năng, bạn có thể làm tốt vai trò này và giúp con cái mình có nhiều lợi thế để trở thành một người thành công, hạnh phúc sau này.
Dưới đây là 3 điều bố mẹ không được làm trước mặt con nếu không muốn phải hối hận:
Mắng mỏ, quát tháo, chỉ trích con bằng thái độ gay gắt
Dĩ nhiên trẻ sẽ có lúc mắc lỗi và việc chỉ ra lỗi lầm của con là điều mà bố mẹ cần phải làm. Tuy nhiên, nếu bạn đối xử với con một cách quá phũ phàng, chỉ trích con thậm tệ sẽ có thể làm tổn thương lòng tự trọng của con.
Ví dụ đơn giản, bạn thấy con làm bài tập về nhà nhưng viết khá cẩu thả, lộn xộn. Những gì mà cha mẹ nên nói với con là: “Con đã làm bài tập rất nhanh, điều này thực sự tốt. Nhưng sẽ tốt hơn nữa nếu con viết cẩn thận hơn, gọn gàng, sạch sẽ. Mẹ tin nếu con tập trung viết cẩn thận thì mọi thứ sẽ còn đẹp hơn nữa”.
Cha mẹ không nên nói với con bằng thái độ phẫn nộ, theo kiểu chỉ tay vào sổ bài tập của con mà hét lên: “Con nhìn xem, con viết cái quái gì đây? Nó thật là xấu xí, lộn xộn”.
Cha mẹ không nên dùng thái độ gay gắt để mắng mỏ khi con phạm sai lầm (Ảnh minh họa)
Một số cha mẹ có thể bao biện rằng cứ mãi nhẹ nhàng thì trẻ sẽ không nhận thức được sai lầm và không chịu thay đổi, cần phải có thái độ cứng rắn. Tuy nhiên, thực tế ngược lại. Cha mẹ càng tôn trọng con cái, con cái càng có lòng tự trọng sẽ càng chú ý đến việc phải tìm cách sửa đổi lời nói, hành động của mình để làm vừa lòng bố mẹ, nhận được sự yêu thương và tôn trọng hơn nữa của người khác.
Không cãi nhau trước mặt con cái
Bất cứ gia đình nào dù có hạnh phúc tới mấy cũng không thể tránh khỏi có những lúc xích mích. Điều mà bố mẹ cần làm không phải là ngừng tranh luận mà là cố gắng không làm điều đó trước mặt các con. Bởi vì trẻ không thể nào hiểu được những cuộc cãi vã trong thế giới của người lớn.
Trẻ em hoàn toàn không hiểu được những vấn đề của hôn nhân, của trách nhiệm giữa vợ với chồng. Trong suy nghĩ của chúng, nếu cứ phải nhìn thấy những lần bố mẹ tranh luận, cãi nhau thì điều đó sẽ hình thành tư tưởng: cãi nhau là cách mà người lớn giao tiếp và giải quyết vấn đề.
Điều mà bố mẹ cần làm không phải là ngừng tranh luận mà là cố gắng không làm điều đó trước mặt các con. Bởi vì trẻ không thể nào hiểu được những cuộc cãi vã trong thế giới của người lớn. (Ảnh minh họa)
Bố mẹ cần phải giúp các con hiểu rằng: cãi nhau không phải là cách thứ đáng để áp dụng.
Môi trường gia đình hài hòa, êm ấm là nền tảng của cảm giác an toàn và hạnh phúc trong cuộc sống của 1 đứa trẻ. Đó cũng là cách tốt nhất để phát triển các kỹ năng quản lý cảm xúc ở trẻ. Đừng cãi nhau trước mặt con, đừng để con cảm nhận thấy những điều xấu xí nhất trong gia đình mình.
Than nghèo kể khổ trước mặt con
Một số cha mẹ có quan điểm không nên để con biết gia đình mình có điều kiện, muốn con nghĩ mình nghèo khổ để cố gắng và nỗ lực hơn. Nhưng họ không hình dung được rằng, cách giáo dục này cũng có thể gây ra những tác dụng ngược. Trẻ lớn lên trong sự ca thán, kể lể vì túng thiếu tiền bạc sẽ dần dần hình thành tính cách keo kiệt, ích kỷ, quá quan tâm tới vật chất, tiền bạc. Dài lâu hơn nữa, nó sẽ khiến đứa trẻ ấy khi lớn lên hình thành một tư duy nghèo khó.
Trẻ lớn lên trong sự ca thán, kể lể vì túng thiếu tiền bạc sẽ dần dần hình thành tính cách keo kiệt, ích kỷ, quá quan tâm tới vật chất, tiền bạc. (Ảnh minh họa)
Nói về chuyện tiền bạc với con là một chuyện nhạy cảm và cần tinh tế. Tuy nhiên, cha mẹ có trình độ cao, nhận thức tốt sẽ không bao giờ than nghèo kể khổ trước mặt con cái. Dĩ nhiên bạn không phải cố tỏ ra giàu có hay để con thấy mình đang sống quá sung sướng nhưng cũng cần cho con cái sự an tâm về kinh tế gia đình để trẻ có thể phát triển một cách tự do nhất thay vì suốt ngày chỉ bận tâm tới chuyện tiền bạc.
Nhìn chung, trong quá trình sinh sống, cha mẹ luôn phải để con cái nhìn thấy những điều tích cực này: vợ chồng luôn tôn trọng nhau như những vị khách quý, đừng đổ lỗi cho nhau khi có chuyện gì xảy ra, các thành viên trong gia đình yêu thương nhau, không có tranh chấp, lạm dụng hay xúc phạm nhau, các cá nhân tôn trọng lẫn nhau, nói tốt về nhau. Làm tốt những điều đó sẽ giúp trẻ không bị tổn thương về mặt tinh thần và có đầy đủ cơ hội để phát triển trở thành một người ưu tú, thành đạt.