Cá là thực phẩm phổ biến trên bàn ăn hàng ngày, theo nghiên cứu khoa học, hàm lượng protein trong cá khoảng 15-24%, và tỷ lệ hấp thụ các loại protein này cực kỳ cao, cơ thể con người có thể hấp thụ được khoảng 87-98%.
Và so với các loại thịt khác, cá ít chất béo và giàu các nguyên tố vi lượng như vitamin A, vitamin D, canxi, sắt... Nó có thể thúc đẩy sự phát triển trí não và phát triển thần kinh, đồng thời thúc đẩy sự phát triển xương và sức khỏe thể chất của trẻ em.
Tuy nhiên, trên thực tế, các bà mẹ thường thấy rằng con mình rất ghét ăn cá. Đó là do khứu giác của trẻ rất nhạy cảm, bản thân các loại thủy, hải sản không tránh khỏi mùi tanh nên một số trẻ không thích ăn cá. Để khiến trẻ thay đổi, nhiều bà mẹ chế biến cá cho con theo nhiều cách khác nhau.
Nhưng bác sĩ nhắc nhở mẹ nên chú ý, không phải loại cá nào cũng ăn được và đều tốt cho trẻ, nếu chọn loại cá không phù hợp có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 3 loại cá được các bác sĩ đưa vào "danh sách đen", mẹ nên hạn chế cho con ăn.
3 loại cá đưa vào "danh sách đen" mẹ không nên cho con ăn
Cá có mùi kỳ lạ hoặc mùi hôi lâu ngày
Như chúng ta đã biết, hải sản có thời hạn sử dụng rất ngắn và rất dễ bị hư hỏng, vì vậy cá biển sẽ bị biến chất nếu bảo quản ít.
Các loại cá hư sẽ có mùi hơi đặc biệt, thói quen của nhiều người thường nghĩ nếu bán được thì phải ăn thịt, nhưng thực tế loài cá có mùi hôi này rất dễ sinh vi khuẩn.
Ngoài ra, nếu phụ huynh ngửi thấy cá có mùi giống như mùi dầu hỏa thì không nên cho trẻ ăn bởi phần lớn nguyên nhân là do cá sinh sống trong vùng nước ô nhiễm, chứa nhiều chất thải, formaldehyde, kim loại nặng.
Nếu cá sống trong môi trường này lâu ngày sẽ dẫn đến cơ thể dư thừa kim loại nặng và các chất độc hại khác, tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến cho việc thu nạp các chất độc hại vào cơ thể vượt quá tiêu chuẩn, trẻ cảm thấy buồn nôn, đau đầu, tổn thương đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ đe dọa đến tính mạng trẻ.
Cá chứa nhiều chât dinh dưỡng tốt cho trẻ, nhưng mẹ nên chú ý chọn loại cá an toàn cho con.
Cá sống
Nhiều bố mẹ cho rằng cá sống ngon và chứa giá trị dinh dưỡng rất cao nên đã cho con ăn. Nhưng theo Wang Bojun, bác sĩ trưởng khoa tiêu hóa của Bệnh viện trực thuộc trường đại học Y khoa Ninh Ba, cá sống nếu không được chọn lựa nguyên liệu và sơ chế sạch sẽ chứa rất nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn.
Hơn nữa trẻ nhỏ có sức đề kháng và khả năng miễn dịch tương đối yếu, rất dễ bị tổn thương do tiêu thụ đồ sống.
Cá để đông lạnh quá lâu
Cá thường bị đông lạnh trong quá trình vận chuyển và bảo quản, cá để đông lạnh quá lâu tốt nhất không nên cho trẻ em ăn.
Vì cấp đông lâu sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng, đồng thời thời gian cấp đông quá lâu sẽ dẫn đến tăng hàm lượng kim loại nặng trong cá. Ăn cá để đông lạnh quá lâu không những không thúc đẩy sự phát triển trí não mà còn ảnh hưởng đến thể chất của trẻ.
Sức khỏe của trẻ điều quan trọng nhất trên đời, vì vậy mẹ nên thận trọng lựa chọn nguyên liệu thực phẩm cho con. Đồng thời, chú ý phương cách nuôi dưỡng phù hợp với thể chất của trẻ.
Những loại cá cấp đông lâu sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng.
Những phương pháp hữu ích giúp trẻ có thể lực tốt và thông minh hơn
Ngoài việc cho trẻ ăn thịt cá để bổ sung các chất dinh dưỡng để con khỏe mạnh, mẹ cần lưu những điều sau đây, nếu áp dụng đúng trẻ cũng có thể đạt được thể lực tốt và cải thiện trí tuệ.
Chú ý dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời
Dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời rất quan trọng, được xem là tác động lớn đến tương lai của trẻ. Khi trẻ làm quen với thức ăn, với môi trường và những điều xung quanh trong cuộc sống, cũng tiếp tục hoàn thiện hệ miễn dịch, lớn lên về thể chất một cách nhanh chóng.
Ở giai đoạn này, nếu tác động dinh dưỡng sớm, trẻ sẽ có hệ miễn dịch tốt, có nền tảng sức khỏe tốt nhất, đảm bảo tương lai trưởng thành khỏe mạnh, phát huy hết tiềm năng trí lực. Đây còn là cơ hội có một không hai phòng ngừa sớm các bệnh mạn tính không lây, để cơ thể khỏe mạnh suốt đời.
Vệ sinh cá nhân
Chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân là điều vô cùng cần thiết đối với trẻ. Bởi trẻ em sống trong điều kiện mất vệ sinh và vệ sinh cá nhân kém sẽ dễ mắc bệnh vì hệ thống miễn dịch của trẻ không mạnh như người lớn.
Ngoài ra, giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho con ngay từ khi còn nhỏ giúp trẻ hình thành những thói quen cá nhân tốt cho sức khỏe đồng thời còn giúp con phát triển nhân cách lành mạnh.
Mẹ có thể dạy trẻ những thói quen cơ bản như, rửa tay, tắm và gội đầu đều đặn, thay quần áo cũ...
Mẹ có thể dạy trẻ những thói quen cơ bản như, rửa tay, tắm và gội đầu đều đặn, thay quần áo cũ...
Đảm bảo an toàn về sữa, thức ăn
Như chúng ta đều biết, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ. Trong đó độ ăn toàn về sữa và các loại thức ăn khác là vô cùng quan trọng.
Việc đảm bảo độ ăn toàn sẽ giúp trẻ tránh gặp các vấn đề dạ dày, ngộ độc thực phẩm hay nhiễm các loại chất gây hại.
Tiêm chủng đầy đủ
Tiêm phòng vắc xin đầy đủ là biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Trong những năm tháng đầu đời trẻ rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, ho gà, sởi, lao,...
Chính vì vậy, việc tiêm vắc xin cho trẻ là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cũng như hạn chế các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong ở trẻ.
Tiêm phòng vắc xin đầy đủ là biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa bệnh ở trẻ.