Chúng ta luôn nghĩ rằng trẻ sơ sinh không có khả năng tự vệ và cần được gia đình che chở hết mình. Nhưng trên thực tế, theo nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ thực sự có một số phản xạ tự vệ. Ví dụ, khi có vật gì đó bay về phía trẻ, em bé cũng sẽ quay đầu lại và cố gắng di chuyển cơ thể để cố gắng tránh nó.
Đây là khả năng mà trẻ sinh ra đã có, ngoài ra trẻ sơ sinh còn có nhiều loại phản xạ bản năng. Mặc dù một số phản xạ sinh lý thông thường biến mất nhanh chóng theo thời gian. Nhưng sự tồn tại của những khả năng này là biểu hiện của trí thông minh và sức khỏe của bé.
4 phản xạ cơ bản ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên biết
Phản xạ kiếm ăn
Như tên gọi, là một hành vi khi bé ăn. Ví dụ, khi chúng ta đặt tay lên hai bên miệng của trẻ, vô thức trẻ sẽ quay đầu và mở miệng, và nếu chúng ta đưa ngón tay vào miệng trẻ, trẻ sẽ bắt đầu mút mà không cần suy nghĩ.
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh sẽ có một số hành động có chủ đích hơn trong hành vi này trong khoảng 3 tuần, vì trẻ đã có thể tìm thấy núm vú nhanh chóng và chính xác hơn.
Phản xạ ôm
Trong vài tuần đầu tiên khi mới sinh của bé, nếu đầu bé đột ngột ngửa ra sau hoặc thay đổi tư thế, hoặc khi bé nghe thấy tiếng động lớn, bé sẽ vô thức mở bàn tay và cánh tay nhỏ của mình, sau đó nhanh chóng thu lại cánh tay để ôm.
Trẻ nhỏ trong quá trình phát triển cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt.
Phản ứng này thường thấy nhất khi trẻ đang ngủ, và nó được gọi là "phản xạ âu yếm". Nhưng theo các chuyên gia Nhi khoa phản xạ ôm sẽ đáp ứng ở các mức độ khác nhau ở các bé khác nhau, và phổ biến nhất là trước 1 tháng và biến mất sau khoảng 2 tháng.
Phản xạ đấu kiếm
Phản xạ đấu kiếm còn được gọi là phản xạ cổ không đối xứng, bởi vì hành động trông giống như một hành động đấu kiếm.
Người ta cho rằng phản xạ này giúp ngăn trẻ nằm sấp trước khi não và cơ thể của trẻ sẵn sàng. Đây là một lý do chính đáng khác tại sao đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ lại quan trọng.
Để kiểm tra phản xạ đấu kiếm, hãy đặt trẻ nằm ngửa và quay đầu sang phải. Phản xạ xảy ra theo đó cánh tay phải duỗi thẳng, và cánh tay trái (bên đối diện) sẽ uốn cong cùng với đầu và ngược lại khi đầu quay sang hướng khác. Phản xạ này cũng mất đi một cách tự nhiên khi trẻ được 5-7 tháng tuổi.
Phản xạ cầm nắm
Đây là hành vi phản xạ xảy ra khi chúng ta chạm nhẹ vào lòng bàn tay của trẻ, ngay lập tức trẻ sẽ nắm chặt ngón tay. Về bản chất, đây cũng là một phản ứng bản năng còn sót lại sau quá trình tiến hóa của con người.
Phản xạ này ở bé cũng chính là biểu hiện tìm kiếm sự an toàn nên cha mẹ có thể giúp con ổn định tâm lý hơn bằng cách cho bé cầm tay.
Phản xạ cầm nắm ở bé cũng chính là biểu hiện tìm kiếm sự an toàn nên cha mẹ có thể giúp con ổn định tâm lý hơn.
Tuy nhiên, phản xạ cầm nắm này sẽ biến mất khi trẻ được 3 hoặc 4 tháng tuổi và thay vào đó là phản xạ cầm nắm tự chủ.
Thực tế, tất cả những hành vi có vẻ vui nhộn và phản xạ tự nhiên này thực sự rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Đây cũng là một chỉ số tham khảo quan trọng để bác sĩ đánh giá não bộ của bé sơ sinh có phát triển tốt hay không.
Những điều bố mẹ cần chú ý để giáo dục trẻ thông minh hơn
Như chúng ta đã biết, giai đoạn trẻ từ sơ sinh đến 3 tuổi có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của não bộ. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, não bộ của trẻ sơ sinh hoạt động gấp đôi so với người lớn.
Trong 3 năm đầu đời, não bộ của bé đang ở đỉnh cao của quá trình học hỏi. Đó là lý do tại sao trẻ em học nhanh hơn và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, làm thế nào để phát triển toàn diện não bộ của trẻ, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cũng đưa ra những hướng dẫn và gợi ý:
Trẻ cần được cảm thấy đặc biệt, được yêu thương và có giá trị
Mọi đứa trẻ đều muốn nhận được sự yêu thương và chăm sóc đặc biệt từ bố mẹ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tình yêu thương của bố mẹ là một trong những xúc tác quan trọng giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về tinh thần lẫn thể chất.
Việc được yêu thương sẽ giúp trẻ thông minh hơn, vì sự yêu thương của bố mẹ sẽ sản sinh ra nhiều oxytocin.
Các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ nên có thái độ tích cực trong giao tiếp và giáo dục con, giúp con xây dựng lòng tự tin, sự lạc quan trong cuộc sống như tham gia các hoạt động xã hội chẳng hạn.
Sự đồng hành của bố mẹ rất quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ.
Trẻ cần cảm giác an toàn
Ở giai đoạn sơ sinh, nhu cầu an toàn cực kỳ mạnh mẽ. Khi mẹ bế con, đó là cách để thiết lập mối liên kết tình cảm, đáp ứng nhu cầu tình cảm trẻ cần, khiến chúng cảm thấy an toàn hơn.
Trong vòng tay của bố mẹ, trẻ mới có đủ cảm giác an toàn. Khi lớn lên, trẻ có xu hướng thích gần gũi, thân thiết với bố mẹ hơn.
Ngược lại, nếu trẻ thường xuyên ở một mình, lâu dần nhu cầu tình cảm không được đáp ứng, trẻ sẽ thiếu cảm giác an toàn, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ về sau.
Trẻ em cần được ở trong một môi trường đầy màu sắc
Trẻ nên được phát triển với các trò chơi, ngôn ngữ, sự khám phá, sách, âm nhạc và đồ chơi phù hợp. Điều này có nghĩa là bố mẹ cần tạo ra một môi trường phát triển phù hợp cho sự phát triển của con cái, và duy trì một thái độ nuôi dạy con cái tích cực.
Đồng thời, nên đảm bảo rằng trẻ em tiếp tục học hỏi và phát triển trong một môi trường quan tâm, hỗ trợ và tôn trọng.
Trẻ nên được phát triển với các trò chơi, ngôn ngữ, sự khám phá, sách, âm nhạc và đồ chơi phù hợp.