Ngày nay tỷ lệ mẹ bầu đẻ mổ ngày càng tăng cao do có biến chứng trong thai kỳ, do thai nhi quá to, thậm chí là vì lý do người mẹ sợ đau đẻ nên chọn đẻ thường. So với đẻ thường, đẻ mổ có thể khiến mẹ bầu giảm bớt sự đau đớn trong quá trình chuyển dạ nhưng sẽ để lại nhiều di chứng không ai mong muốn khiến mẹ đôi lúc cảm thấy hối hận.
Đau liên tục ở vết thương
Không ít bà mẹ sau sinh mổ than phiền rằng thời gian phục hồi vết mổ đẻ lâu hơn rất nhiều so với tưởng tượng của họ. Thậm chí nhiều người không dám làm những công việc nhẹ nhàng như hắt hơi, ho hay cầm nắm đồ vật hơi nặng một chút… vì sẽ khiến vết mổ đẻ đau đớn.
Chưa kể nguy cơ vết mổ đẻ bị nhiễm trùng hay những khi thay đổi thời tiết bị ngứa ngáy là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy sau sinh, việc vệ sinh vết mổ đẻ sạch sẽ là điều vô cùng cần thiết. Người mẹ có ý định sử dụng gen nịt bụng sau sinh cũng cần lưu ý tránh vết thương để giúp vết mổ đẻ nhanh lành, giảm đau đớn.
Vết thương đẻ mổ mất khá nhiều thời gian mới có thể phục hồi. (ảnh minh họa)
Tử cung bị tổn thương nặng
Đối với phụ nữ, tử cung rất quan trọng. Sự lão hóa của phụ nữ có mối quan hệ rất lớn với chức năng buồng trứng nhưng không phải ai cũng biết tử cung không khỏe cũng sẽ khiến các mẹ nhanh tàn, xuống sắc. Nguyên nhân là tử cung không khỏe sẽ gây ra nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm, dẫn đến tổn hại cho cơ thể. Đặc biệt, sinh mổ thực sự rất có hại cho tử cung vì các bác sĩ sẽ rạch tử cung để đưa em bé ra ngoài. Quá trình này để lại vết thương rất sâu trên tử cung của mẹ.
Nếu tử cung không thể phục hồi hoàn toàn sau sinh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lần mang thai tiếp theo. Vì vậy các bà mẹ sau sinh mổ cần có chế độ chăm sóc tốt để tránh nhiễm trùng hậu sản, dẫn đến tử cung phục hồi chậm hoặc để lại di chứng về sau.
Không thể mang thai gần nhau
Mọi người thường truyền tai nhau khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần sinh được khuyến cáo là 2 năm nhưng hầu hết các bác sĩ vẫn khuyên thời gian sinh mổ đầu tiên và thời gian sinh con thứ hai nên là 3-4 năm để tránh di chứng sau sinh mổ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.
Nguyên nhân là sau khi sinh cơ thể mẹ mất sức, mất máu nhiều nên cần có thời gian phục hồi sức khỏe. Đặc biệt, vết mổ ở tử cung cần có thời gian nhất định để sẹo mổ liền tốt, tránh nguy cơ bục vết mổ ở lần mang thai tiếp theo, gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Nguy cơ thai làm tổ tại vết sẹo tử cung
Thai bám vào vết mổ tử cung cũ nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)
Thai làm tổ trên sẹo tử cung (hay thai bám vào vết mổ tử cung cũ) là một dạng thai ngoài tử cung do thai làm tổ trong vết sẹo mổ trên cơ tử cung. Đây là dạng bệnh lý hiếm gặp nhất của thai ngoài tử cung. Được biết, tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng nhiều là yếu tố hàng đầu gây gia tăng tình trạng này.
Thai bám vào vết mổ tử cung cũ nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng như vỡ tử cung, xuất huyết ồ ạt phải cắt tử cung, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng mẹ bầu.
Suy giảm trí nhớ
Để giảm bớt cơn đau cho các mẹ sau đẻ mổ, trong quá trình phẫu thuật để lấy thai nhi bác sĩ sẽ sử dụng thước gây mê và một trong những phản ứng bất lợi của thuốc gây mê là buồn nôn, nôn ói, đau lưng và thậm chí không ít mẹ bị suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên những di trứng này không xuất hiện ở tất cả các bà mẹ từng sinh mổ.