Trẻ dưới 3 tuổi không ăn nhiều 8 thực phẩm này dù bổ dưỡng tới đâu kẻo hại dạ dày

Theo bác sĩ nhi khoa, nếu bé dưới 3 tuổi, cha mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều 8 loại thực phẩm này, bằng không sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của trẻ và gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Một nhà vô địch Olympic tên Lưu Ngọc của Trung Quốc đã chia sẻ cách nuôi dạy con khiến nhiều người ngạc nhiên. Em bé của Lưu Ngọc chưa bao giờ ăn muối trước 1 tuổi, tất cả thức ăn đều không có gia vị, khiến nhiều cư dân mạng thở dài: “Không có muối thì làm sao ăn được”.

Tuy nhiên, bác sĩ đồng ý với cách nuôi con của Lưu Ngọc vì em bé chưa phát triển hoàn toàn nên thể chất không giống như người lớn, đặc biệt thận của trẻ còn rất yếu, ăn mặn sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và cho các cơ quan khác trong cơ thể.

Trẻ dưới 3 tuổi không ăn nhiều 8 thực phẩm này dù bổ dưỡng tới đâu kẻo hại dạ dày - 1

Tuy nhiên không phải là em bé không được ăn một chút muối nào. Trẻ 0-6 tuổi cần bổ sung 170mg muối mỗi ngày, trẻ từ 6 tháng -1 tuổi cần bổ sung 350 mg, tuy nhiên chỉ cần bú sữa mẹ hoặc sữa bột hàng ngày là đã đủ lượng muối cơ thể cần, nếu cho trẻ ăn thêm gia vị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

8 loại thực phẩm này dễ khiến trẻ đầy bụng, ảnh hưởng đến sức khỏe, trẻ dưới 3 tuổi nên ăn ít

1. Trứng gà

Trẻ dưới 3 tuổi không ăn nhiều 8 thực phẩm này dù bổ dưỡng tới đâu kẻo hại dạ dày - 3

Nhiều bậc cha mẹ sẽ thắc mắc rằng, trứng là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm và giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại không thể cho bé ăn nhiều? Ai cũng biết chất đạm không tốt cho tiêu hóa, các phân tử chất đạm sẽ đi vào máu bé khiến bé bị dị ứng, nặng thì có thể bị chàm hoặc mẩn ngứa. Lòng đỏ trứng gà không tốt cho bé hấp thụ, rất khó tiêu hóa, cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng, vì vậy trứng gà cũng không thích hợp cho bé ăn nhiều.

2. Nước cơm

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng nước cơm càng đặc mới có nhiều dinh dưỡng cho bé, thực tế quan niệm này là sai lầm, nước cơm chứa hàm lượng tinh bột cao nhưng không giúp trẻ no lâu, giải quyết được cơn đói tạm thời, ăn thời gian dài sẽ khiến trẻ béo phì.

3. Nước trái cây

Trẻ dưới 3 tuổi không ăn nhiều 8 thực phẩm này dù bổ dưỡng tới đâu kẻo hại dạ dày - 4

Đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi chưa có khả năng ăn bổ sung, uống nước trái cây một cách mù quáng cho trẻ sẽ gây tiêu chảy và các bệnh về hệ tiêu hóa. Dạ dày và ruột của trẻ rất mỏng manh, uống nước trái cây nhất định sẽ khiến trẻ khó chịu.

4. Nước canh

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng, trong nước canh cũng chứa nhiều vitamin hoặc các nguyên tố vi lượng, có lợi cho việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Trên thực tế, nước canh mà người lớn ăn không những không có chất dinh dưỡng, hơn nữa khẩu vị của nước canh tương đối nặng, thành phần muối cũng cao, sẽ làm tổn thương cơ thể của trẻ.

5. Hải sản

Trẻ dưới 3 tuổi không ăn nhiều 8 thực phẩm này dù bổ dưỡng tới đâu kẻo hại dạ dày - 5

Hải sản trước hết là đồ ăn lạnh, cũng có thể gây dị ứng, đối với trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ các chức năng cơ thể, ăn hải sản cũng không có lợi cho sức khỏe. Hơn nữa, đường ruột và dạ dày của trẻ yếu, ăn hải sản dễ bị tiêu chảy.

6. Nước tương

Nước tương có chứa nhiều muối và chất bảo quản, làm tăng gánh nặng cho thận và các cơ quan nội tạng trong cơ thể trẻ, vì vậy, cha mẹ phải chú ý đến việc sử dụng nước tương trong chế biến thức ăn bổ sung cho bé.

7. Một số loại cá

Một số loại cá có hàm lượng thủy ngân rất cao như cá thu, cá ngừ, không những không bổ sung được chất đạm mà còn có thể khiến bé bị dị ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

8. Gan của động vật lớn

Trẻ dưới 3 tuổi không ăn nhiều 8 thực phẩm này dù bổ dưỡng tới đâu kẻo hại dạ dày - 6

Một số loại gan động vật lớn như lợn, bò không thích hợp cho trẻ nhỏ, gan thường là cơ quan lọc chất độc của cơ thể của động vật, gan tuy giàu vitamin nhưng cũng chứa nhiều độc tố. Có thể cho trẻ ăn một ít gan gà, hoặc gan vịt, chúng có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng rất tốt.

Trẻ sơ sinh cần lưu ý gì khi ăn thức ăn bổ sung?

1. Lượng thức ăn theo số tháng tuổi

Chú ý đến tháng tuổi để bổ sung thức ăn cho bé và lượng thức ăn bổ sung cho bé sẽ thay đổi từ nhỏ đến lớn, từ loãng đến đặc, không thể cho trẻ ăn quá nhiều một lúc, chức năng tiêu hóa của bé sẽ không đủ khả năng hấp thụ và tiêu hóa. Cha mẹ cần quan sát tình trạng của bé sau khi ăn, đặc biệt là hình dạng phân và tình trạng da.

2. Đảm vệ sinh trong quá trình chế biến thức ăn

Khi chế biến thức ăn bổ sung cho bé, ngoài dinh dưỡng cần phải đảm bảo vệ sinh, bởi dạ dày của bé còn tương đối mỏng manh, nếu vệ sinh không tốt sẽ dễ khiến trẻ bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất.

Thường xuyên thổi nguội thức ăn cho con, mẹ không ngờ lại khiến con phải đi cấp cứu
Theo Hà Vũ. Dịch từ Sohu (thoidaiplus.giadinh.net.vn)