Trẻ nhỏ trong quá trình phát triển thường bộc lộ nhiều chi tiết mà cha mẹ hoặc người thân thường bỏ qua, thực chất đó là những biểu hiện chứng tỏ đứa trẻ có thể lực tốt, cơ thể đang phát triển khỏe mạnh.
Nếu cha mẹ quan sát thấy trẻ có những biểu hiện sau chứng tỏ con đang phát triển tốt.
Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ đang phát triển khỏe mạnh
Bé sức khỏe tốt, ít ốm vặt
Trẻ sơ sinh hệ miễn dịch hoàn thiện chậm nên thường dễ bị ốm vặt. Tuy nhiên, nếu nhận thấy trẻ ăn ngon, ngủ đều đặn ngay cả trong mùa đông lạnh giá cũng không hay ốm vặt, thậm chí có bé bị cảm, hắt hơi thì hôm sau sẽ khỏe lại, chứng tỏ sức đề kháng của bé cao và cơ thể đang phát triển tốt.
Mẹ có thể quan sát phân của bé để dự đoán sức khỏe của con, nếu bé đi phân mềm, có khuôn là bình thường, nhưng nếu bé đi phân lỏng, phân nước rất nặng mùi, hoặc phân khô và cục tỏn mỏn là bé đang bị vấn đề về tiêu hóa như bệnh tiêu chảy, táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa khác.
Mẹ cũng có thể đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ dựa vào chiều cao và cân nặng, nếu sau 5 tháng bé tăng gần gấp đôi lúc sinh và tăng gấp 3 lần cân nặng khi một tuổi, đây là dấu hiệu cho thấy bé có thể lực tốt.
Trẻ thường thức dậy và tự chơi một mình, tâm trạng luôn vui vẻ điều này cho thấy hệ thần kinh của bé đang dần hoàn thiện và sức khỏe tinh thần cũng rất tốt.
Luôn vui vẻ, không quấy khóc
Trẻ sơ sinh thường hay khóc và khóc rất nhiều để thể hiện mong muốn của bản thân hoặc tạo chú ý. Tuy nhiên, trẻ thường thức dậy và tự chơi một mình, tâm trạng luôn vui vẻ điều này cho thấy hệ thần kinh của bé đang dần hoàn thiện và sức khỏe tinh thần cũng rất tốt.
Trẻ 4 tháng tuổi đã dần bắt đầu có những giấc ngủ ổn định và mẹ cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Trường hợp trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên vẫn có thói quen ăn ngủ không đều đặn, mẹ cần thiết lập một chế độ chặt chẽ hơn cho con và kiểm tra xem liệu bé có đang gặp vấn đề gì không.
Không bao giờ kén ăn
Một trong những vấn đề đau đầu nhất đối với các bậc cha mẹ có con một hoặc hai tuổi là tình trạng trẻ kén ăn.
Do đó, nếu nhận thấy trẻ ăn ngon, không kén ăn, điều này cho thấy cơ thể trẻ đang hấp thụ tốt chất dinh dưỡng và phát triển tốt.
Đặc biệt, một số trẻ sơ sinh khi nhận được bất cứ thứ gì ở gần miệng bé sẽ chạm vào. Mẹ có thể dựa vào bản năng này để dự đoán tình trạng sức khỏe của bé.
Nếu bé ham bú và thường xuyên đòi ăn có nghĩa là con tiêu hóa rất tốt và đang khỏe mạnh.
Nếu nhận thấy trẻ ăn ngon, không kén ăn, điều này cho thấy cơ thể trẻ đang hấp thụ tốt chất dinh dưỡng và phát triển tốt.
Những nguyên tắc "vàng" giúp cha mẹ nuôi con khỏe mạnh
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được quan tâm, chăm sóc để phát triển khỏe mạnh hơn. Vì vậy, cha mẹ có thể tham khảo và tuân theo một số nguyên tắc nuôi con đúng khoa học, ít bị bệnh tật và đảm bảo an toàn sau đây.
Dạy trẻ biết rửa tay sớm và đúng cách
Theo các chuyên gia về y tế, trên bàn tay của mỗi người có chứa hàng triệu vi khuẩn, virus… trong số đó có rất nhiều vi sinh vật gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Do đó, rửa tay là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu mà bạn cần ưu tiên dạy trẻ để bảo vệ con yêu trước hàng loạt các mối nguy bệnh tật.
Cha mẹ nên nhắc trẻ rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi hoặc ho, sau khi chạm vào vật nuôi hoặc các động vật khác và sau khi chơi bên ngoài.
Đồng thời, nên hướng dẫn trẻ rửa tay khoảng 20 giây, nhớ rửa sạch cả kẽ tay, bằng xà phòng diệt khuẩn và rửa lại một lần nữa bằng nước sạch. Và cuối cùng, lau khô tay bằng khăn sạch mềm.
Cha mẹ nên nhắc trẻ rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi hoặc ho, sau khi chạm vào vật nuôi hoặc các động vật khác và sau khi chơi bên ngoài.
Khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây và rau củ bổ sung vitamin
Trái cây và rau củ chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi, giúp trẻ tăng sức đề kháng hiệu quả.
Cha mẹ nên tập và khuyến khích trẻ ăn đa dạng các loại trái cây và rau nhiều màu sắc sẽ cung cấp lượng dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
Ngoài ra, chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau củ quả sẽ ngăn ngừa béo phì, giúp trẻ phát triển trí óc và học tập tốt hơn.
Khuyến khích trẻ vận động
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây xanh và các trải nghiệm trong thiên nhiên không chỉ giúp trẻ thư giãn mà còn kích thích phát triển não bộ và góp phần cải thiện đáng kể sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ.
Trong đó, tập thể dục và ăn uống lành mạnh đi đôi với nhau, hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động mà như bơi lội, múa ba lê, đạp xe...
Các trò chơi như đuổi bắt, trốn tìm, rồng rắn lên mây… cũng là những hoạt động thể dục yêu thích của trẻ, thế nên, dù bận bịu thế nào, cha mẹ hãy động viên và sắp xếp để cùng trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời.
Trẻ thường xuyên vận động sẽ góp phần cải thiện đáng kể sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ.
Tiêm phòng đúng thời điểm
Trẻ nhỏ cần được tiêm vắc xin đầy đủ để phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm nhất, chẳng hạn như bệnh bại liệt, uốn ván, bạch hầu, bệnh lao.
Trẻ không được tiêm chủng có thể khiến dịch bệnh phát triển, gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ và toàn thể cộng đồng. Chính vì vậy, các cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch.
Tạo thói quen ngủ sớm và đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của mọi đứa trẻ vì nó giúp xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh, đồng thời tiết hormone tăng trưởng hiệu quả.
Cha mẹ nên đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, nếu không ngủ đủ giấc và đúng giờ, trẻ sẽ có tâm trạng tiêu cực, hay cáu kỉnh và ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
Do đó, cha mẹ nên tạo thói quen đi ngủ sớm cho trẻ nhỏ, trước giờ đi ngủ không nên hoạt động mạnh, không ăn đồ ăn có quá nhiều đường và không cho con sử dụng các thiết bị điện tử...
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của mọi đứa trẻ vì nó giúp xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh.