Được nhìn con ngủ ngon lành là hạnh phúc của mỗi người làm cha làm mẹ. Dù với tư thế nào, bé cũng rất đáng yêu. Nhưng phụ huynh nên biết rằng tư thế nằm của con rất quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, trí tuệ và ngoại hình của bé.
Dưới đây là 6 kiểu nằm ngủ trẻ thường rất thích, nhưng lại gây tác động xấu đến ngoại hình và chỉ số thông minh (IQ) của con.
1. Tư thế ngủ nghiêng, gối tay dưới đầu
Trẻ rất thích đặt tay dưới đầu khi ngủ. Bởi khi đó con sẽ thấy có cảm giác an toàn, ngủ ngon hơn. Tuy nhiên trên thực tế tư thế này rất có hại. Bởi việc để tay làm gối đầu sẽ ảnh hưởng đến lưu thông máu, dẫn đễn tê tay và đau mỏi cánh tay. Khi ngủ dậy con sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
Ngoài ra, áp lực nơi ổ bụng tăng lên, về lâu về dài sẽ gây trào ngược dạ dày, tổn thương đến đường tiêu hóa. Việc máu không được lưu thông bình thường dẫn đến não có thể bị thiếu ô xy, điều này lâu ngày có thể gây ra các tổn thương tới các tế bào não và phát sinh ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Vì vậy khi thấy bé thường xuyên ngủ ở tư thế này, cha mẹ cần kịp thời chỉnh lại, kéo tay trẻ ra và có thể đặt cánh tay ở bên cạnh, dùng một chiếc gối nhỏ đặt bên dưới mặt, giúp trẻ thoát khỏi tư thế ngủ nghiêng gối tay.
2. Đội mũ, trùm kín chăn khi ngủ
Một số trẻ có thói quen khi ngủ sẽ dùng chăn che kín đầu, hoặc đội mũ khi ngủ. Nhiều mẹ cũng có thói quen đội mũ cho trẻ khi ngủ vì sợ con sẽ bị cảm lạnh. Tuy nhiên kiểu ngủ này rất phản khoa học và không có lợi cho sức khỏe.
Khi ngủ chùm kín chăn lên đầu, oxy bị tiêu hao, nồng độ carbon dioxide trong chăn sẽ ngày càng cao hơn. Theo thời gian, sẽ dẫn đến thiếu oxy, khiến chất lượng giấc ngủ của trẻ kém.
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường thoát nhiệt bằng đầu. Nếu không khí trong phòng nóng quá, mà lại đội mũ hoặc có vật che trên đầu sẽ khiến trẻ bị nóng mà không thoát nhiệt được. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở trẻ sơ sinh.
Trước khi ngủ, cha mẹ nên nhắc nhở con không được chùm kín chăn lên đầu để trẻ hình thành thói quen tốt. Các mẹ cũng không nên đội mũ quá ấm cho trẻ sơ sinh. Có thể dùng khăn che thóp của trẻ là được.
Chỉ nên đội mũ cho trẻ khi trời lạnh mà phòng không đủ ấm. Bởi nếu không có biện pháp chống rét thì cơ thể trẻ sẽ bị mất nhiệt qua đầu và trán lớn khiến trẻ sẽ bị lạnh. Trong trường hợp phòng ngủ đủ ấm thì không cần thiết đội mũ.
3. Trẻ nằm sấp khi ngủ
Tư thế nằm sấp khi ngủ khiến trẻ sẽ có cảm giác như đang nằm trong bụng mẹ. Đây là kiểu nằm trẻ tự bảo vệ mình để yên tâm ngủ ngon hơn, không bị giật mình, thức giấc...
Tuy nhiên tư thế này dễ chèn ép các dây thần kinh mặt, dẫn đến máu lưu thông kém, đặc biệt khiến 2 má của trẻ không cân xứng khi lớn lên. Ngoài ra, tư thế nằm sấp rất nguy hiểm với trẻ vì có khả năng gây nghẹt thở.
Vì thế, các bậc cha mẹ cần thay đổi tư thế cho bé khi thấy con nằm sấp quá lâu. Bên cạnh đó, khi con nằm sấp không để các vật cản như mũ nón, khăn, chăn, …gần bé hoặc trên giường bé ngủ để hạn chế tối đa khả năng gây ngạt thở và nguy hiểm.
4. Thở bằng miệng trong khi ngủ
Một số trẻ có thói quen thở bằng miệng khi ngủ. Thông thường trẻ ngủ há miệng là do những nguyên nhân sau đây: Cảm lạnh và sốt do nghẹt mũi, thở kém, do viêm mũi cấp tính hoặc viêm xoang, viêm amidan hoặc phì đại amidan do thở kém, suy hô hấp mũi do các bệnh bẩm sinh... Vì vậy cha mẹ cần quan tâm đến sức khỏe của con. Việc thở bằng miệng có thể khiến trẻ bị tụt hàm, răng mọc lệnh, môi dày... Ngoài ra có thể khiến con bị đau họng, hơi thở có mùi...
Đồng thời kiểu ngủ này khiến trẻ dễ hít phải bụi, dễ bị nhiễm trùng miệng. Phổi, khí quản bị kích thích bởi không khí lạnh gây tổn thương đối với cơ thể, ảnh hưởng đến đường nét của khuôn mặt.
5. Trẻ chỉ nằm nghiêng 1 bên trong thời gian dài
Nếu bé chỉ thích nằm nghiêng 1 bên, mẹ cần sửa lại cho con. Bởi nằm nghiêng 1 bên lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tướng mạo của con. Trẻ sơ sinh dễ bị lép 1 bên đầu, 2 mặt không cân xứng và thậm chí còn ảnh hưởng đến vành tai và cơ hàm.
6. Để quạt thổi thốc vào người khi ngủ
Vào những ngày hè nắng nóng, trẻ con thường thích để quạt thổi gió trực tiếp vào người hoặc nằm thẳng dưới điều hòa. Mặc dù trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, nhưng điều này không tốt cho cơ thể của trẻ. Bởi thường xuyên thổi gió trực tiếp vào người khi ngủ, các bộ phận như cổ và lưng sẽ bị ứ đọng khí huyết, tĩnh mạch tê liệt, buổi sáng sau khi thức dậy trẻ sẽ bị tê cứng, hoạt động không thuận lợi.
4 cách giúp trẻ ngủ ngon hơn:
1. Đối với trẻ sơ sinh, trung bình 4 tiếng người lớn nên thay đổi tư thế một lần cho bé.
2. Khi ngủ nghiêng cần phải chú ý đến vành tai của trẻ, không được ép vành tai.
3. Không được dùng gối cứng, độ cao của gối vừa phải, nên lót bằng một miếng vải bông mềm.
4. Một hai ngày nếu trẻ ngủ nghiêng bên trái thì đổi sang bên phải, sau đó lại đổi sang nằm nghiêng bên trái hoặc nằm ngửa.