Bà bầu đi lễ chùa đầu năm: Dưới góc nhìn tâm linh và khoa học, nên hay không?

Theo quan niệm dân gian, nhiều người cho rằng bà bầu không nên đến chùa vì sẽ không tốt cho cả mẹ và bé. Thực hư chuyện này như thế nào, ngoài yếu tố liên quan đến tâm linh, theo khoa học, liệu chuyện đến chùa khi mang bầu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không?

Lưu ý: Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, mọi người nói chung và bà bầu nói riêng tốt nhất nên hạn chế đi lại nếu không cần thiết, tránh tụ tập nơi đông người, luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài và rửa tay thường xuyên. 


Trong văn hóa người Việt, đi lễ chùa là một trong những nét đẹp, một truyền thống đặc trưng mà người dân duy trì bao đời. Không phải chỉ dành cho những người theo đạo phật, cửa chùa là nơi mà mọi người dân đều thành tâm muốn đến với ước mong cầu sự bình an, may mắn cho gia đình, người thân.

Đặc biệt, vào dịp Tết đến, xuân về, đi lễ chùa còn là một cách để thư thái, tịnh tâm. Nhiều người đi lễ chùa cũng là cách để vãn cảnh, du xuân. Tuy nhiên, thói quen này lại được cho là không thích hợp với những phụ nữ mang thai. Dân gian cho rằng bà bầu không nên đi chùa vì sẽ không tốt cho cả mẹ và bé. Vậy thực hư chuyện này như thế này? Những giải đáp dưới đây sẽ phần nào giúp các mẹ bầu:

Về yếu tố tâm linh: Chùa chiền có nhiều “khí lạnh” không tốt cho mẹ và bé

Trước tiên, về vấn đề liên quan tới tâm linh, theo các chuyên gia nghiên cứu về Phật học, tốt nhất, mẹ bầu nên hạn chế đi chùa.

Bà bầu đi lễ chùa đầu năm: Dưới góc nhìn tâm linh và khoa học, nên hay không? - 1

Lý giải cho điều này, các chuyên gia phân tích rằng: Chùa chiền là chốn linh thiêng, thanh tịnh, để thờ cúng. Nơi đây có nhiều “khí lạnh” không tốt cho mẹ và bé. Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà – Chủ tịch Hiệp hội phong thủy Dương Công Cám Châu thế giới phân hội Việt Nam chia sẻ: Chùa là nơi có nhiều vong đói, vong khát, vong nương tựa. Nếu bà bầu ra chùa hợp với những vong này, có thể sinh con sẽ khóc. Em bé sau khi sinh ra sẽ khóc gào thét, như có người trêu, người cấu, kéo dài từ 8 – 10 tháng.

Ngoài ra, theo tâm linh, đạo phật thì vô thần, nhưng đạo giáo và các tín ngưỡng bản địa là hữu thần. Trong hệ thống những vị thần này, có nhiều vị thánh dữ hoặc những vị thánh rất kỵ “đàn bà”. Do đó, bà bầu nên hạn chế đi chùa.

Theo bà Trịnh Thị Lan (Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người) các bà bầu nên hạn chế đi lễ ở các đền, miếu phủ, nên tránh khi vào cửa cô, cửa cậu, đặc biệt tránh tới nơi hầu đồng. Bởi thai nhi có thể bị tác động khi nghe nhạc và việc hầu đồng bóng không hề tốt cho sức khỏe của thai nhi.

Về khoa học: Nơi đông đúc, ngột ngạt không tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Dựa trên vấn đề khoa học, các chuyên gia cũng có những lý giải về việc mẹ bầu nên hạn chế không đi lễ chùa.

Theo bác sĩ Phạm Ngọc Hà, Khoa sản II, Bệnh viện Thanh Nhàn, có nhiều lý do để bà bầu nên tránh đi chùa đầu năm.

Bà bầu đi lễ chùa đầu năm: Dưới góc nhìn tâm linh và khoa học, nên hay không? - 3

Thứ nhất, lễ chùa đầu năm thường rất đông người, thậm chí là chen chúc, xô đẩy nhau. Khi mẹ bầu đến nơi quá đông sẽ dễ cảm thấy ngột ngạt, khó thở. Chưa kể, vì quá đông nên mẹ bầu cũng có thể lây nhiễm các bệnh về hô hấp, ảnh hưởng không tốt tới thai  nhi.

Thứ hai, do đông người nên dễ xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy, mẹ bầu không cẩn thận có thể bị trơn trượt, ngã, rất nguy hiểm.

Thứ 3, cửa chùa là nơi thắp nhang, thắp hương, khói hương nghi ngút, không khí cực kỳ ngột ngạt. Thai phụ sẽ khó thở, tức ngực, người có sức đề kháng kém có thể còn bị ngất đi do thiếu không khí.

Bà bầu đi chùa: Những lưu ý cần phải biết

Mặc dù bà bầu nên hạn chế đi chùa, tuy nhiên, rất nhiều mẹ vẫn muốn đến chùa để thành tâm cầu nguyện, mong muốn điều tốt đẹp nhất sẽ đến với hai mẹ con và người thân. Nếu mẹ bầu muốn đi chùa đầu năm, có một vài điều cần lưu ý để không ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và em bé trong bụng.

- Trước tiên, cần phải xác định sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng đủ tốt để đi lễ chùa đầu năm. Khi sức khỏe cho phép bạn mới nên di chuyển, còn nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, người yếu, tốt nhất mẹ bầu không nên đi.

Bà bầu đi lễ chùa đầu năm: Dưới góc nhìn tâm linh và khoa học, nên hay không? - 4

- Không nên cố đến những chùa quá đông, tập kết đông người. Trên thực tế, thành tâm cần khấn thì dù ở bất cứ đâu cũng sẽ được “chứng”. Mẹ bầu không nên bon chen tới những nơi nổi tiếng để rồi mệt mỏi vì cảnh chen lấn, xô đẩy, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

- Mẹ bầu nên chọn ngôi chùa gần nhà, dễ dàng di chuyển, thuận tiện, không quá đông đúc. Tới nơi có thể đi vãn cảnh chùa cho thư thái tinh thần. Nhớ phân bổ thời gian nghỉ ngơi hợp lý để không quá sức.

- Đi lễ chùa mẹ bầu lưu ý ăn mặc giản dị, sạch sẽ, kín đáo, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách…

- Nên đứng từ xa vái vọng, không nên lui tới những nơi thờ tự các vị thần dữ tướng, tránh những điều không may mắn có thể xảy ra.

Bà bầu đi lễ chùa đầu năm: Dưới góc nhìn tâm linh và khoa học, nên hay không? - 5

Sao Việt sẽ đón trâu mới năm 2021: Mỹ nhân VTV, tình cũ Trường Giang và cả hotmom triệu follow
Theo Minh Khuê (Tổng hợp) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)