Hiện nay, nhiều các bệnh viện lớn đã bắt đầu phát triển dịch vụ phòng sinh gia đình. Nghĩa là sẽ có một người thân được vào phòng sinh cùng sản phụ. Thông thường, người được lựa chọn luôn là các ông chồng, bởi trong thời khắc sinh con quan trọng, các mẹ đều muốn đồng hành cùng mình là chồng, và người đón con đầu tiên là bố. Tuy nhiên, không phải tâm lý của ông chồng nào cũng đủ vững vàng để làm chỗ dựa cho vợ, cho con. Trên thực tế, có một số anh đã bị ám ảnh hình ảnh không mấy đẹp đẽ của vợ lúc sinh con, từ đó nảy sinh ra tâm lý e ngại “đụng chạm” sau đó.
Tiểu Chu (24 tuổi) và chồng là thanh mai trúc mã từ thuở nhỏ nên hầu như cả hai đều rất quen thuộc đối với nhau. Sau khi kết hôn, tình yêu của hai người lại càng thăng hoa vì hòa hợp từ tính cách đến chuyện chăn gối. Ngay cả khi mang thai, Tiểu Chu vẫn mặn nồng như thời còn son.
Lần đầu sinh con nên có chút lo lắng, Tiểu Chu đăng ký phòng sinh gia đình cho chồng vào cùng mình (Ảnh minh họa).
Lần đầu mang thai và sinh nở, Tiểu Chu không tránh khỏi những lo lắng và sợ hãi. Vì thế, bà mẹ này đã đăng ký phòng sinh gia đình và yêu cầu chồng là người cùng mình “vượt cạn”. Trong quá trình vợ sinh con, chồng của Tiểu Chu luôn không ngừng vuốt ve mặt và nói lòi đồng viên vợ. Sau 10 tiếng đau đẻ, cuối cùng “tiểu công chúa” cũng chào đời.
Những tưởng niềm hạnh phúc của gia đình nhỏ của Tiểu Chu sẽ được nhân lại gấp bội, song, trong thời gian ở cữ, cô bỗng nhận ra rằng chồng mình ngày càng thờ ơ lạnh nhạt với vợ. Bình thường đi làm về, anh sẽ phải vào ôm hôn vợ 1 cái rồi sau đó muốn làm gì thì làm, đằng này, đi làm về, anh lại chỉ lướt vào phòng nựng con một cái rồi bỏ ra ngoài luôn. Đã thế, vợ ở cữ nhưng anh thường xuyên đi sớm về muộn, thậm chí nhiều đêm không về nhà với lý do công ty nhiều việc nên ở lại làm thêm.
Nghi ngờ chồng tòm tem bên ngoài, Tiểu Chu thường xuyên nhắn tin, gọi điện thoại chất vấn chồng đi đâu làm gì. Thậm chí, cô còn yêu cầu anh phải đi làm về đúng giờ, tuyệt đối không được la cà quán xá với bạn bè hay làm thêm làm nếm gì cả. Quá tù túng vì bị vợ kiểm soát quá mức, chồng của Tiểu Chu đã làm đơn ly hôn.
Điều khiến Tiểu Chu bị sốc. Cô liền hỏi lý do rồi “chết lặng” nghe chồng thú nhận: “Lúc em sinh con trông thật xấu xí. Cứ nhìn thấy em, cảnh tượng ấy lại hiện lên trong đầu khiến anh cảm thấy buồn nôn, chứ đừng nói chi là động vào người em”.
Những ký ức trong lúc chứng kiến vợ sinh con đã ám ảnh nặng nề khiến chồng Tiểu Chu muốn ly hôn (Ảnh minh họa).
Hóa ra, Tiểu Chu đã đánh giá quá cao sức chịu đựng của chồng mình. Cô chỉ muốn, thứ nhất, chồng ở bên cạnh để mình không phải “đi biển mồ côi một mình”; Thứ hai để anh là người đầu tiên được ôm con trong tay. Nhưng thực tế thì mọi thứ đẹp đẽ mà Tiểu Chu tưởng tượng đều trở nên xấu xí, trần trụi trong mắt của chồng.
Trên thực tế, có không ít ông chồng bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề sau khi vào phòng sinh cùng vợ. Thậm chí, một số anh còn bị ngất ngay tại chỗ khi nhìn thấy cảnh máu me. Mặc dù theo tâm lý chung, các mẹ bầu đều muốn có chồng bên cạnh để an ủi động viên mình, để chồng chứng kiến cảnh tượng thiêng liêng khi con chào đời. Song, Tiến sĩ Michel Oden – chuyên gia sinh sản uy tín người Pháp có hơn 50 năm kinh nghiệm trong phòng sinh, cho biết tốt nhất không nên để người chồng vào phòng sinh cùng vợ vì một số lý do sau:
1. Sự bất an của gười chồng sẽ làm sản phụ mất tập trung
Trong quá trình sinh nở, người mẹ cần tập trung toàn bộ trí lực của mình để lắng nghe và làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, sự có mặt của người chồng lại làm sản phụ mất tập trung, từ đó không thể hợp tác tốt với bác sĩ. Chưa kể, một số ông chồng còn nhấp nha nhấp nhỏm vì lo lắng hay sợ hãi càng khiến người mẹ thêm không chú ý, khiến cho quá trình sinh con trở nên kéo dài hay khó khăn hơn.
2. Chuyện chăn gối sau sinh bị ảnh hưởng
Chứng kiến toàn bộ quá trình sinh nở của vợ, các anh chồng sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng vì những áp lực trong lúc chuyển dạ của vợ gây ra như thấy vợ đau đớn, chảy máu, la hét, rặn đỏ cả mặt… Áp lực này không dễ gì để mất bị và nhiều ông chồng đã trốn tránh chuyện ân ái trong một thời gian dài cho đến khi lấy lại được sự cân bằng về tâm lý.
3. Người chồng bị trầm cảm
Cũng giống như chồng của Tiểu Chu, có một vài người đàn ông không thoát khỏi được cái bóng tâm lý căng thẳng khi chiêm ngưỡng toàn cảnh sinh nở của người phụ nữ. Và dù yêu vợ lắm nhưng họ vẫn không thể chấp nhận được việc này nên dẫn đến ý định ly hôn.
Mặc dù không phải anh chồng nào cũng muốn ly hôn sau khi vào phòng sinh của vợ, thậm chí, các anh còn thương vợ hơn khi chứng kiến tận mắt những đau đớn khó khăn mà vợ đã trải qua. Song, để đề phòng tình cảm vợ chồng sau khi có con không bị rạn nứt, các chuyên gia vẫn khuyến cáo chị em không nên cho chồng vào phòng sinh cùng mình.