Cuộc sống ngày càng thay đổi, vậy nên một số phương pháp nuôi dạy con của bố mẹ đôi khi không còn phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ vẫn muốn áp đặt một số phương pháp cũ, lỗi thời lên con trẻ.
Hãy cùng điểm qua một số phương pháp cũ mà bố mẹ ít nhất một lần đã từng áp dụng.
Nuông chiều con quá mức
Nuôi dạy một đứa trẻ để chúng lớn lên và trở thành một người có phẩm chất tốt không phải là một điều dễ dàng. Tuy nhiên, việc cha mẹ quá nuông chiều con cái, điều này sẽ làm trẻ hình thành tính ỷ lại. Đồng thời, khi lớn lên trẻ có thể là người thiếu trách nhiệm và kỹ năng sống kém, ích kỷ và có xu hướng lợi dụng người khác vì lợi ích của mình.
Trong trường hợp này, bố mẹ nên đặt ra ranh giới rõ ràng giữa bổn phận, trách nhiệm của con trẻ với việc nuông chiều con. Bố mẹ cũng nên chú ý hành vi, biểu hiện của trẻ và trách phạt ngay khi con có biểu hiện thiếu tôn trọng, ỷ lại vào bố mẹ hoặc người lớn. Ngoài ra, trẻ cần hiểu được giá trị của lao động và trân trọng từng đồng tiền được tạo ra nếu làm việc chăm chỉ.
Bố mẹ không nên quá nuông chiều con, điều này khiến trẻ có xu hướng ỷ lại người khác.
Con phải luôn nghe lời người lớn
Bố mẹ nào cũng mong muốn con luôn nghe lời bố mẹ và người lớn xung quanh. Nhưng nhiều bố mẹ không biết được rằng việc con luôn nghe lời, tuân theo quy tắc và mệnh lệnh của người lớn sẽ là một thói quen rất có hại cho tương lai của con.
Những đứa trẻ trưởng thành trong hoàn cảnh này có ít cơ hội tự bảo vệ mình hơn và nhiều khả năng trở thành nạn nhân của những kẻ thao túng trong xã hội.
Một đứa trẻ luôn tuân theo quy tắc và mệnh lệnh của người lớn sẽ là một thói quen rất có hại cho tương lai của con.
Điểm số quan trọng hơn tất cả
Thật sự đây là một quan điểm sai lầm mà hầu hết bố mẹ đều mắc phải. Việc áp đặt suy nghĩ phải luôn đạt điểm cao khi còn đi học sẽ khiến trẻ phải trải qua hội chứng sợ hãi kể cả khi đã trưởng thành. Điều bố mẹ cần làm là dạy trẻ rằng điểm số ở trên lớp thật sự không quan trọng và thất bại trong việc học tập cũng không có gì đáng sợ. Trẻ luôn cần được khuyến khích học tập từ những sai lầm và dù có chuyện gì xảy ra sẽ luôn được bố mẹ lắng nghe.
Bố mẹ không nên áp đặt việc đạt điểm cao lên người con trẻ.
Không được tranh cãi và đánh trả trong mọi trường hợp
Trong những trường hợp cần thiết, trẻ cần biết cách đứng lên vì chính nghĩa và lẽ phải và tự bảo vệ chính mình. Nếu bố mẹ cố gắng áp đặt suy nghĩ rằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào con cũng không thể xúc phạm người khác, trẻ sẽ chỉ im lặng và chịu đựng những kẻ bắt nạt mà không nói một lời. Khi lớn lên, trẻ sẽ không thể phát triển trong môi trường cạnh tranh.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bố mẹ dạy con chiến đấu với mọi người khi xảy ra xung đột. Do đó, bố mẹ nên dạy con cách bảo vệ bản thân trong những tình huống cấp bách.
Trẻ bị áp đặt suy nghĩ không nên tranh cãi sẽ khiến trẻ trở thành nạn nhân bị bắt nạt.
Con chỉ học cho tốt, mọi chuyện khác để bố mẹ lo
Hầu hết bố mẹ đều mong muốn con học thật giỏi và muốn con chỉ tập trung vào một nhiệm vụ chính là học hành, những việc còn lại đã có bố mẹ giải quyết. Tuy nhiên, một đứa trẻ không chỉ cần biết học mà cũng nên phát triển các kỹ năng sống, đồng thời tự chịu trách nhiệm về cuộc đời của chính mình.
Thậm chí nhiều bố mẹ còn muốn bảo vệ con mình khỏi tất cả các rắc rối mà không để con tự giải quyết nó, điều này vô tình đầy trẻ trở thành người vô trách nhiệm khi trường thành.
Con nhất định phải học đại học
Bố mẹ đều mong muốn con mình có thể học tập tại một ngôi trường đại học tốt sau khi tốt nghiệp cấp 3. Vậy nên, nhiều bố mẹ không để con tự quyết định, hay không đánh giá cao sở thích của con, việc này cũng vô tình hình thành suy nghĩ từ bố mẹ rằng con mình phải đạt được mục tiêu đó. Do đó, sự khác biệt trong tính cách và suy nghĩ của bố mẹ và con có thể khiến trẻ mắc sai lầm trong việc chọn lựa một môi trường mới cho mình. Để tránh điều này, bố mẹ không nên đặt quá nhiều áp lực khi con ở lứa tuổi vị thành niên và hãy tạo cơ hội cho chúng tự vạch ra kế hoạch của cuộc đời mình.
Bố mẹ không nên áp đặt con bằng mọi cách phải học đại học.
Nhất định phải có bằng tốt nghiệp loại giỏi
Nhiều bậc cha mẹ vẫn giữ quan điểm rằng nếu con tốt nghiệp đại học loại giỏi thì khả năng tìm kiếm công việc tốt sẽ dễ dàng hơn và có mức lương cao. Thật sự thì điều này cũng giúp con thuận lợi hơn một phần trong quá trình tìm kiếm việc làm sau khi mới tốt nghiệp, tuy nhiên đó không phải là tất cả. Bởi mỗi ngành nghề sẽ có những yêu cầu tuyển dụng và mức lương khác nhau.
Một số ngành có mức lương rất cao như làm đẹp, công nghệ thông tin và giải trí... mà bằng đại học của những người trong ngành nghề này không quan trọng bằng các kỹ năng và kinh nghiệm của họ. Đó là lý do tại sao có rất nhiều doanh nhân thành đạt, chuyên gia làm đẹp và nghệ sĩ không có bằng đại học.
Bố mẹ cũng thường cho rằng con phải tốt nghiệp đại học và phải là bằng loại giỏi.
Không để trẻ đi làm thêm
Có thể việc làm bán thời gian khiến con trẻ không tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu, nhưng công việc này có thể mang lại kinh nghiệm quý giá, kết nối con cái của bạn với xã hội và thậm chí có thể quyết định tương lai của một đứa trẻ. Khi những người trẻ bắt đầu đi làm sớm, họ học cách sắp xếp thời gian, lập danh sách việc cần làm và học hỏi từ những lỗi lầm mắc phải khi làm việc dưới trướng một người giám sát. Ngày nay, các nhà tuyển dụng hiểu giá trị của công việc bán thời gian, vì vậy, trong sơ yếu lý lịch có kinh nghiệm làm việc bán thời gian sẽ giúp một sinh viên mới tốt nghiệp nổi bật giữa các ứng viên khác.
Tuy nhiên, nhiều bố mẹ chỉ mong muốn con mình tập trung vào việc học thay vì dành thời gian để làm thêm, điều này khiến kỹ năng sống và kinh nghiệm làm việc của trẻ bị thiếu hụt so với các bạn cùng lứa tuổi.
Bố mẹ không muốn con dành thời gian để làm thêm mà chỉ tập trung vào việc học.
Sẽ có người khác làm việc đó thay con
Một số bố mẹ thường dạy con mình nên an phận, không cần nổi bật, không nói quá nhiều và không làm việc của người khác. Nhưng điều này có thể khiến con trở thành người thờ ơ, không có trách nhiệm với cộng đồng và thiếu lòng vị tha với cuộc sống.
Câu nói “nó không liên quan gì đến tôi" không phải là một ý kiến hay khi dạy trẻ. Sẽ tốt hơn nhiều nếu dạy một đứa trẻ về các sắc thái của thế giới, hệ thống chính trị và xã hội cũng như môi trường và vẻ đẹp của thiên nhiên. Bố mẹ nên là người truyền cảm hứng, đam mê và có ý thức để trẻ noi gương.
Một số bố mẹ thường dạy con mình nên an phận, không cần nổi bật, không nói quá nhiều và không làm việc của người khác.