Mì tôm hay còn được gọi là mì ăn liền, có thành phần chủ yếu bao gồm tinh bột, muối, hương vị, bột ngọt... Một số loại mì ăn liền có thể tăng cường thêm thành phần vitamin A. Mặc dù vậy, nhìn chung, mì tôm lại thiếu thành phần protein, vitamin, chất xơ, khoáng chất... Vì thế, không ít mẹ bầu vẫn thắc mắc, liệu mới có bầu ăn mì tôm được không, có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu có nên ăn mì tôm 3 tháng đầu không? (Ảnh minh họa)
Bà bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không?
Nhìn chung, nếu cảm thấy thích mì tôm, bà bầu 3 tháng đầu vẫn có thể ăn mì tôm, tuy nhiên không nên quá nhiều và phải ăn uống điều độ. Nếu mẹ bầu ăn với số lượng ít và thời gian ăn không quá gần nhau thì không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân và thai nhi.
Đặc biệt, do hàm lượng tinh bột, muối và chất béo cao. Khi ăn mì tôm nhiều, bà bầu sẽ nạp một lượng lớn những thành phần này vào cơ thể dẫn đến tình trạng béo phì, thừa cân. Hàm lượng muối cao cũng sẽ làm tăng ion natri trong máu, gia tăng nguy cơ bị huyết áp, tiểu rắt, sỏi thận...
Bà bầu ăn mì tôm sống được không?
Trên thực tế, việc đổ nước sôi vào để nấu mì tôm cũng không làm thay đổi quá nhiều giá trị dinh dưỡng từ mì tôm và cũng không làm mì tôm dễ tiêu hơn. Vì thế, mẹ bầu ăn mì tôm sống hay mì tôm chín đã chế biến qua nước sôi gần như cũng không có sự khác nhau.
Tại sao bà bầu nên ăn hạn chế ăn mì tôm?
Mì tôm không được khuyến khích ăn hàng ngày, đặc biệt là khi mang thai do chúng chứa các thành phần không tốt cho sức khỏe. Sau đây là một số nguyên nhân khiến các bà bầu nên hạn chế ăn mì tôm:
Thành phần trong mì tôm có chứa "Maida"
Maida là bột mì tinh chế không có giá trị dinh dưỡng vì nó bị loại bỏ hoàn toàn bất kỳ chất dinh dưỡng nào trong quá trình tinh chế. Thành phần cũng khó tiêu hóa và tồn tại trong hệ tiêu hóa trong một thời gian dài hơn. Đồng thời, nó cũng ít chất xơ và có thể dẫn đến táo bón trong thai kỳ.
Mì tôm chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Mì ăn liền chứa nhiều muối
Cứ 100g mì ăn liền chứa gần 2500 mg natri, khiến nó trở thành một thành phần không thể thiếu của mì ăn liền. Ăn mì ăn liền thường xuyên trong thời gian dài có thể khiến người ăn dễ bị tăng huyết áp - càng nguy hiểm hơn nếu đó là phụ nữ đang mang thai.
Mì tôm chứa nhiều chất bảo quản
Tất cả các nhà sản xuất đều tìm cách tăng thời hạn sử dụng cho sản phẩm của họ và việc thêm chất bảo quản là điều tất nhiên. Mì ăn liền chứa nhiều phẩm màu nhân tạo, phụ gia tạo hương vị, ... và có thể gây hại cho thai nhi.
Mì tôm có chứa nhiều bột ngọt
MSG là một thành phần phổ biến trong nhiều món ăn ngày nay vì đặc tính tăng cường hương vị và tạo hương vị thơm ngon cho bất kỳ món ăn nào. Nó cũng có thể kéo dài thời hạn sử dụng của các mặt hàng dễ hư hỏng và là thành phần phổ biến trong hầu hết các loại mì ăn liền. Mặc dù một lượng nhỏ bột ngọt trong thời kỳ mang thai có thể được hệ thống xử lý, nhưng số lượng lớn có thể có những tác hại đáng kể đối với bạn và thai nhi.
Thành phần chất béo chuyển hóa có trong mì ăn liền
Tất cả các loại thực phẩm chế biến sẵn đều chứa nhiều chất béo chuyển hóa, và mì ăn liền cũng không ngoại lệ. Nếu mẹ bầu chú ý đọc thành phần ghi trên bao bì, mẹ sẽ ngạc nhiên về lượng chất béo chuyển hóa mà mẹ tiêu thụ hàng ngày. Các loại dầu thực vật có hại và các thành phần khác có thể tàn phá mức cholesterol của cơ thể con người.
Sự nguy hiểm của thành phần TBHQ có trong mì tôm
Một số loại mì tôm có thể có chứa thành phần TBHQ. TBHQ hay còn được gọi là Butylhydroquinone bậc ba, là một hóa chất độc hại được sử dụng làm chất bảo quản trong mì ăn liền. Ngoài mì, nó cũng được tìm thấy trong các mặt hàng thực phẩm khác như bánh quy snack và thực phẩm đông lạnh.
Nó là một dẫn xuất dầu mỏ và thậm chí còn được sử dụng trong sơn, mỹ phẩm, và thậm chí cả thuốc trừ sâu. Vì thế, TBHQ được coi là thành phần nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là về lâu dài.
Thành phần TBHQ là thành phần thương có trong mì tôm. (Ảnh minh họa)
Nếu thực phẩm có chứa TBHQ được tiêu thụ với số lượng lớn trong thai kỳ, nó có thể dẫn đến buồn nôn, mê sảng, khó thở và ù tai. Nó được cơ thể đào thải sau một thời gian ngắn, nhưng nếu ăn mì gói một cách thường xuyên, nó có thể tồn tại trong cơ thể bạn rất lâu.
Nó cũng có thể gây ra hội chứng chuyển hóa, có thể làm rối loạn huyết áp, gây béo phì và thậm chí làm tăng mức cholesterol xấu. TBHQ cũng có thể dẫn đến các vấn đề về tim và bệnh tiểu đường .
Lưu ý khi bà bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm
- Nếu trong giai đoạn đầu mang thai, mẹ ốm nghén và thèm mì tôm chỉ nên ăn từ 1-2 lần/tuần. Hãy kết hợp cùng rau xanh và các thực phẩm bổ sung chất xơ, vitamin khác để cung cấp thêm các chất dinh dưỡng.
- Mẹ nên linh hoạt trong cách chế biến để giúp làm giảm đi lượng chất béo không lành mạnh. Chẳng hạn như đun sôi nước rồi sau đó cho mì vào luộc sơ, tiếp đến vớt ra để ráo và tiếp tục nấu nước lần 2 để cho mì vào lần nữa.
- Chỉ cho khoảng 1/2 gói gia vị do gói này chứa rất nhiều muối.
- Không nên cho thêm gia vị dầu mỡ của gói mì tôm khi ăn vì chúng có thể chứa chất béo không tốt cho sức khỏe.