Trẻ nhỏ vốn hiếu động và nghịch ngợm nên khi chơi đùa ở bất cứ đâu cũng không tránh khỏi té ngã. Mỗi khi như thế, ông bà cha mẹ không khỏi lo lắng và chạy ngay đến kiểm tra xem có chuyện gì xảy ra không. Vậy liệu cha mẹ có bao giờ tò mò ở chiều ngược lại, trẻ nhỏ sẽ phản ứng thế nào hay có những suy nghĩ, cảm xúc như thế nào khi thấy ông bà, cha mẹ bị thương hay không?
Người bà trong câu chuyện dưới đây là một trong số các bậc phụ huynh tò mò về vấn điều này.
Theo đó, gần đây, một đoạn clip người bà vì muốn “thử lòng” cháu nên đã giả vờ ngất xỉu trước mặt cháu mình đang được chia sẻ rộng rãi. Trong đoạn clip, khi thấy cháu đang chơi đùa, người bà bỗng nhiên ngã ra sàn, giả vờ ngất xỉu.
Khi thấy bà mình đang nằm bất động trên sàn nhà, cậu bé thấy thế liền chạy đến bên bà. Cậu bé nhẹ nhàng quỳ xuống bên bà và cuối người xuống, kề tai sát vào người bà như để kiểm tra xem tim bà còn đập không.
Cậu bé nhẹ nhàng quỳ xuống bên bà và cuối người xuống, kề tai sát vào người bà như để kiểm tra xem tim bà còn đập không.
Có vẻ như không nghe thấy nhịp tim của bà, nên đã đứng dậy tìm cách gì đó. Ngay khi ấy, người bà không nhịn được cười nữa, khóe miệng hơi nhúc nhích và kẽ phát ra tiếng cười khúc khích.
Một lúc sau, bé quay lại với một chiếc khăn trắng, rồi cuối xuống đắp lên mặt bà.
Cậu bé dường như đã phát hiện ra nhưng lại bất ngờ bỏ chạy. Một lúc sau, bé quay lại với một chiếc khăn trắng, rồi cuối xuống đắp lên mặt bà. Toàn bộ đầu của bà được quấn trong một tấm vải trắng, điều này khiến bà buồn cười đến mức cả người rung lên.
Thấy vậy, cậu bé dùng hai tay áp chặt vào mặt bà, đồng thời vỗ nhẹ vào mặt bà vài cái. Có vẻ cậu bé như muốn nói: “Bà ơi, bà dậy đi. Cháu thấy bà cử động rồi!”.
Thấy vậy, cậu bé dùng hai tay áp chặt vào mặt bà, đồng thời vỗ nhẹ vào mặt bà vài cái. Có vẻ cậu bé như muốn nói: “Bà ơi, bà dậy đi. Cháu thấy bà cử động rồi!”.
Cả người bà và gia đình của cậu bé đều được một phen cười nghiêng ngả.
Sau khi đoạn clip được chia sẻ, hàng loạt cư dân mạng để lại những bình luận khen ngợi cậu bé. Nhiều người cho rằng cậu bé thật thông minh khi tỉ mỉ quan sát từng cử động của bà. Cũng có người bảo dù còn nhỏ nhưng cậu bé cậu bé đã sớm bộc lộ tình cảm dành cho bà.
Tuy nhiên, đoạn clip này cũng nhận được một số phản đối từ cộng đồng mạng. Nhiều người cho rằng cách trêu này có chút không phù hợp với trẻ nhỏ. Việc thấy người thân đột nhiên nằm bất động sẽ khiến đứa bé không khỏi hoảng hốt và sợ hãi, từ đó, ảnh hưởng xấu đến tâm lý của bé. Bên cạnh đó, nếu việc giả vờ này diễn ra thường xuyên, đến một ngày nào đó, chuyện không may có diễn ra với một thành viên trong gia đình xảy ra chuyện gì, rất có thể trẻ sẽ nghĩ đó chỉ là một trò đùa như thường lệ.
Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi dạy con, cha mẹ tuyệt đối không nên trêu đùa trẻ theo những cách dưới đây. Những trò đùa này không những gây tổn thương đến tâm lý của trẻ mà còn khiến trẻ có những nhận thức sai lầm.
1. Doạ “Con bị ra rìa”: Những đứa trẻ sắp có em thường bị nhiều người lớn dùng câu nói này để trêu đùa. Tưởng chừng đó chỉ là một câu nói nhưng lại gây tổn thương vô cùng lớn đến trẻ. Chúng sẽ cảm thấy mình không còn được cha mẹ yêu thương và sinh tâm lý ghét bỏ em mình.
2. Nói dối để dỗ trẻ: Vì để dỗ con nín khóc hay bảo con làm một việc gì đó bố mẹ thường bảo với con: Đừng khóc nữa mai mẹ cho con đi siêu thị chơi, giờ con đi ngủ rồi mai bố mua siêu nhân cho con,…, nhưng cuối cùng, chẳng có chuyến đi siêu thị hay siêu nhân nào dành cho trẻ cả. Phương pháp này mặc dù sẽ phát huy hiệu quả tức thì nhưng thực tế sẽ khiến trẻ dần dần mất niềm tin vào người lớn. Đồng thời sẽ khiến trẻ bắt chước và sẽ hình thành thói quen nói dối,…
3. Doạ ma con: Rất nhiều bé thường sợ bóng tối và đáng lẽ ra, phải giúp con thích nghi và vượt qua nỗi sợ hãi đó thì có những ông bố, bà mẹ lại dùng điều này như một hình phạt với con. Kết quả của việc thường xuyên doạ ma, bóng tối với trẻ là khiến con bị ám ảnh tâm lý lâu dài, rụt rè, thiếu tự tin.