Bé gái 5 tháng tuổi có nguy cơ sẹo chi chít mặt vì căn bệnh thường gặp nhưng bố mẹ hay chữa sai

Khi mắc căn bệnh này, trẻ thường bị di chứng rất nặng nề, thậm chí tử vong. Đáng nói, đây là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch nhưng nhiều phụ huynh lại quên.

Quên tiêm nhắc lại khiến nhiều trẻ lớn mắc viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh viêm cấp tính tổ chức não do virus viêm não Nhật Bản gây nên. Đây là virus gây viêm não hàng đầu Châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có thể diễn ra quanh năm nhưng cao điểm từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em độ tuổi từ 2 đến 8.

TS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, viêm não Nhật Bản là bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong và di chứng cao ở trẻ nhỏ (khoảng 25-35%). Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Theo bác sĩ Hải, viêm não Nhật Bản hoàn toàn có thể phòng được, bằng việc tiêm vắc xin. Loại vắc xin này luôn đảm bảo nguồn cung ứng, nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và có cả tiêm dịch vụ. Tuy nhiên, hàng năm vẫn có nhiều trường hợp, trong đó có cả trẻ lớn trên 5 tuổi mắc bệnh, bị biến chứng nặng do phụ huynh quên lịch tiêm nhắc lại loại vắc xin này.

Một trường hợp trẻ lớn mắc viêm não Nhật Bản bị di chứng nặng nề do không tiêm đủ mũi vắc xin. Ảnh: Lê Phương.

Một trường hợp trẻ lớn mắc viêm não Nhật Bản bị di chứng nặng nề do không tiêm đủ mũi vắc xin. Ảnh: Lê Phương.

Đa số các mẹ thực hiện rất tốt việc tiêm chủng mũi 1 và mũi 2 cho trẻ nhưng lại quên nhắc lại mũi 3 và những mũi sau đó. Do không tiêm đủ số mũi, nhiều trẻ 5-8 tuổi, thậm chí trên 10 tuổi vẫn mắc bệnh và để lại di chứng nặng nề”, bác sĩ Hải cho hay.

Ngoài ra, ngay cả khi đã tiêm vắc xin, nhưng sức đề kháng kém, trẻ vẫn dễ mắc bệnh. Bác sĩ Hải khuyến cáo, với vắc xin viêm não Nhật Bản, phụ huynh cần tiêm phòng cho con đẩy đủ và nhắc lại 3-5 năm một lần, cho đến khi trẻ 15 tuổi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Trong 1-2 ngày đầu mắc bệnh, trẻ thường có các dấu hiệu như sốt, đau đầu tăng dần, mệt mỏi, buồn nôn và nôn khan. Trong các biểu hiện trên thì sốt và nôn khan thường khiến các bậc phụ huynh dễ nhầm lẫn nhất.

Đa số khi thấy trẻ bị sốt, phụ huynh thường nghĩ đến sốt virus và cho uống hạ sốt. Hay khi trẻ nôn khan, nhiều người lại nghĩ bị rối loạn tiêu hóa, cho uống men tiêu hóa, giảm nôn. Đây là một sai lầm, bởi việc trẻ sốt hay nôn khan khi mắc viêm não Nhật Bản không liên quan gì đến ăn uống, hay rối loạn tiêu hóa, Do vậy, khi trẻ bị nôn khan kèm theo sốt, đau đầu tăng dần thì đó chính là triệu chứng của viêm não.

Bác sĩ Đỗ Thiện Hải cho biết, triệu chứng bệnh viêm bão Nhật Bản rất dễ nhầm lẫn, vì thế trẻ đến viện muộn nên để lại nhiều di chứng. Ảnh: Lê Phương.

Bác sĩ Đỗ Thiện Hải cho biết, triệu chứng bệnh viêm bão Nhật Bản rất dễ nhầm lẫn, vì thế trẻ đến viện muộn nên để lại nhiều di chứng. Ảnh: Lê Phương.

Với trường hợp trẻ mắc bệnh khi đã chuyển nặng, thường có các triệu chứng co giật; giảm khả năng nhận thức như: trẻ thay đổi tính nết, la hét, kích động hoặc sững sờ, không nhận ra bố mẹ, nói nhảm, hôn mê. Rối loạn vận động như liệt tay, chân hoặc nửa người, co cứng, xoắn vặn.

Bác sĩ Hải khuyên, khi trẻ có biểu hiện nghi ngờ như sốt, ngủ nhiều, đau đầu, nôn khan thì hãy nghĩ ngay đến viêm não và đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám. Trong trường hợp để trẻ xuất hiện các biểu hiện nặng có thể gặp nhiều biến chứng và rất khó khăn trong quá trình điều trị. Di chứng nặng nề nhất của trẻ khi mắc viêm não là ảnh hưởng đến vận động và thần kinh, hoặc hô hấp.

Phòng bệnh không khó

Bệnh viêm não Nhật Bản lây truyền qua đường máu do virus viêm não Nhật Bản gây nên. Virus viêm não Nhật Bản có trong các loài gia súc (như lợn, ngựa và chim) đây gọi là những vật chủ trung gian. Khi muỗi đốt các loài động vật có mang virus (vật chủ trung gian) sau đó đốt người sẽ truyền virus viêm não Nhật Bản sang người.

Muỗi truyền viêm não Nhật Bản là muỗi Culex có thói quen hoạt động mạnh vào lúc chập tối. Loại muỗi này có mật độ cao ở vùng đồng bằng và trung du và là trung gian chủ yếu truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở nước ta.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh viêm não Nhật Bản an toàn và hiệu quả nhất. Ảnh minh họa.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh viêm não Nhật Bản an toàn và hiệu quả nhất. Ảnh minh họa. 

Cách phòng tránh bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản hiện nay đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Cụ thể:

- Mũi 1: Tiêm khi trẻ đủ 12 tháng;

- Mũi 2: 1-2 tuần sau mũi 1;

- Mũi 3: 1 năm sau mũi 2.

Cha mẹ lưu ý, khi trẻ tiêm 3 mũi này chỉ có khả năng bảo vệ trong khoảng 5-7 năm, sau đó nồng độ kháng thể trong máu giảm dần, nguy cơ mắc bệnh tăng lên. Do đó, sau khi tiêm mũi 3, cần tiêm nhắc lại cho trẻ sau 3-4 năm, đến khi trẻ được 15 tuổi.

Ngoài ra, để phòng bệnh, các gia đình cần chú ý vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu. Không cho trẻ chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt.

Ở chung cư cao tầng có tránh bị mỗi đốt gây bệnh? Muỗi gây sốt xuất huyết và viêm não có phải là một?