Khám thai là việc mà các mẹ bầu phải thực hiện hàng tháng hoặc hàng tuần tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ và em bé. Song, có nhiều bà mẹ nghĩ rằng sinh đứa đầu không sao thì đứa sau chắc cũng sẽ không sao, do đó đã lơ là chuyện thăm khám thai kỳ đúng kỳ hạn. Để đến khi phát hiện ra chuyện bình thường thì đôi khi có hối hận cũng đã muộn.
Linh Linh (29 tuổi, sống ở Trung Quốc) và chồng kết hôn đã được 5 năm, có với nhau một cô con gái 3 tuổi. Trong lần mang thai thứ 2 này, Linh Linh không đến bệnh viện khám thai, bỏ qua nhiều lần hẹn khám. Một phần là do cô bận rộn, một phần cũng là vì mẹ bầu này chủ quan, nghĩ đứa đầu không sao thì đứa sau chắc cũng chắc có vấn đề gì. Trong khi đi khám vừa tốn tiền, vừa mất thời gian lại còn chẳng mang lại hiệu quả nhiều vì bác sĩ cũng chỉ nói vài câu về em bé và dặn dò vài điều là xong.
Mới 7 tháng, nhưng bụng của Linh Linh đã to như người bầu sắp đẻ, gia đình liền đưa cô đi khám thai (Ảnh minh họa)
Cho đến khi mang thai ở tháng thứ 7, bụng của Linh Linh ngày càng to, to đến mức nhiều người nhìn cô lầm tưởng rằng sắp sinh đến nơi rồi, cảm giác có thể nổ bất cứ lúc nào. Điều này khiến mẹ chồng Linh Linh lo lắng, bà liền hối thúc con trai đưa vợ đi khám thai xem sao. Kết quả, bác sĩ thông báo bụng của thai phụ to bất thường là do bị tràn dịch trong khoang bụng, cần phải mổ gấp bắt thai nhi ngay lập tức nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng của cả mẹ lẫn con. Nghe xong, mẹ chồng và chồng Linh Linh đều như bị “hóa đá”.
Theo bác sĩ, khám thai định kỳ mang lại rất nhiều lợi ích hơn các mẹ bầu tưởng tượng. Nó không chỉ giúp bác sĩ theo dõi tình hình phát triển của em bé, mà còn đưa ra một số lời cảnh báo về sức khỏe của mẹ bầu, dị tật ở thai nhi, và một số biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ và sau khi sinh con. Vì thế, dù có bận rộn đến mấy, các mẹ bầu cũng không bao giờ được bỏ qua 3 cột mốc khám thai quan trọng sau đây:
Khám thai là việc quan trọng mà các mẹ bầu cần phải tuân thủ theo đúng lịch hẹn với bác sĩ, đặc biệt là 3 cột mốc khám thai quan trọng dưới đây (Ảnh minh họa)
1. Từ tuần 11 – 13
Đây là cột mốc khám thai quan trọng đầu tiên mà các bác sĩ sẽ tiến hành đo độ mờ da gáy của thai nhi nhằm phát hiện em bé có bị mắc phải hội chứng down hay không. Và việc này cần được thực hiện khi mẹ bầu ở tuần thai thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày. Nếu quá thời gian này, bác sĩ sẽ không thể đo độ mờ da gáy được nữa.
2. Từ tuần 16 – 20
Bước vào đầu tam cá nguyệt thứ 2, bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường, nồng độ protein có trong nước tiểu của mẹ bầu nhằm tầm soát khả năng mắc phải tiểu đường thai kỳ hay tiền sản giật. Đây cũng là thời điểm thích hợp để bạn thực hiện xét nghiệm Triple test giúp chẩn đoán về rối loạn gen, dị tật ống thần kinh… Nếu kết quả kiểm tra có vấn đề, bác sĩ sẽ tiếp tục tư vấn cho bạn thực hiện thêm một số phương pháp để kiểm tra cho kỹ hơn.
3. Từ tuần 36 – 37
Ở trong giai đoạn cuối của thai kỳ, bác sĩ sẽ ngày càng rút ngắn thời gian khám thai của các mẹ bầu lại, từ 1 tháng xuống còn 2 tuần/lần và 1 tuần/lần. Trong những lần khám thai này, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi tốc độ của thai nhi xem em bé có bị suy dinh dưỡng hay thừa cân hay không? Có bị dây rốn quấn cổ hay không? Rồi vị trí nằm của em bé có thuận lợi cho sinh thường hay không?.... Từ đó, họ sẽ lên một số phương án để ca sinh nở của bạn được thuận lợi.
Ngoài ra, trong quá trình mang thai, bất cứ lúc nào mẹ bầu cảm thấy mình không khỏe, con có dấu hiệu bất thường như chuyển động liên tục, chuyển động nhanh mạnh hay im ắng quá lâu, ra máu ở âm đạo, đau bụng… thì bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám.