Khi bé đạt 6 tháng tuổi, mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm để bé làm quen với những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, các loại thức ăn bổ sung này mẹ nên lựa chọn những thành phần dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao theo đặc điểm lứa tuổi của bé.
Đồng thời, khi chế biến các loại thức ăn bổ sung này phải được kiểm soát chặt chẽ gia vị, không thể cho nhiều gia vị vào. Nếu không sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa của bé, đồng thời cũng khiến bé hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh.
Nhiều bà mẹ thắc mác bé lên mấy tuổi thì có thể ăn cơm như người lớn? Theo chuyên gia, việc cho trẻ ăn cơm người lớn cần có thời điểm thích hợp, nếu cha mẹ cho bé ăn thực đơn của người lớn quá sớm, dễ khiến bé gặp phải 2 nguy cơ phổ biến sau:
Trẻ dễ thiếu hụt dinh dưỡng, chậm phát triển
Trẻ sơ sinh trước 1 tuổi là giai đoạn phát triển thế chất rất nhanh, do đó trẻ cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng để thuận lợi phát triển.
Việc cho bé ăn cơm của người lớn quá sớm có thể không phù hợp với dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thể chất của bé, sẽ khiến sự phát triển của bé bị hạn chế.
Nếu tính theo cân nặng cơ thể thì nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, chất bột đường, các vitamin và khoáng chất của trẻ cao hơn rất nhiều so với người lớn. Nhưng cũng có những khoáng chất trẻ em không nên ăn nhiều do chức năng thận chưa hoàn chỉnh, khả năng lọc của cầu thận còn yếu nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho trẻ, ví dụ như muối.
Trẻ sơ sinh trước 1 tuổi là giai đoạn phát triển thế chất rất nhanh, do đó trẻ cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng để thuận lợi phát triển.
Cơm người lớn chứa nhiều gia vị, việc nêm nếm nhiều gia vị có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày, dễ khiến bé mắc chứng biếng ăn và một số bệnh khác.
Dung tích dạ dày của trẻ thì nhỏ, nhưng nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng lại cao, vì vậy món ăn của trẻ phải giàu năng lượng, cao chất đạm và chất béo, khi chế biến thức phải đảm bảo dù ăn được ít nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ, nếu ăn chung với các món ăn của người lớn thì trẻ phải ăn rất nhiều, nếu không sẽ thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng.
Ảnh hưởng đường tiêu hóa, dễ khiến bé mắc chứng khó tiêu
Bữa ăn dành cho người lớn có một mối nguy khác đối với bé, đó là dễ gây khó tiêu và tăng gánh nặng cho đường ruột và dạ dày của bé.
Đường ruột và dạ dày của bé chưa phát triển tốt, thức ăn của người lớn có thể bé khó tiêu, cộng với việc trẻ ăn quá no dễ gây tích tụ thức ăn. Hơn nữa, trẻ còn nhỏ không thể nhai thức ăn của người lớn được, thức ăn cần băm nhỏ, thái nhỏ, hầm nhừ để giúp trẻ dễ tiêu hóa.
Ngay cả khi trẻ đã ăn cơm thì cơm cũng phải nấu nát hơn người lớn. Trẻ cần ăn thêm các bữa phụ như: cháo, mì, súp, sữa… mới đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng hàng ngày, không nên chỉ ăn 3 bữa như người lớn được, các món ăn để ăn với cơm như: thịt, cá, tôm, canh… phải cho nhiều dầu mỡ hơn.
Đường ruột và dạ dày của bé chưa phát triển tốt, thức ăn của người lớn có thể bé khó tiêu, cộng với việc trẻ ăn quá no dễ gây tích tụ thức ăn.
Ngoài ra, trẻ dưới 1 tuổi có rất ít răng và chức năng của những chiếc răng sữa không thể so sánh với răng vĩnh viễn của người lớn. Vì vậy, ăn thức ăn cứng như cơm, thịt, rau của người lớn sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, cũng có thể khiến bé bị hóc, nghẹt thở.
Bữa ăn của trẻ em đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển về sau. Nếu cha mẹ có sự quan tâm và bố trí phù hợp trong thực đơn hàng ngày, các bé sẽ lớn lên khỏe mạnh, thông minh. Nhằm giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về vấn đề này, TS.BS Phạm Diệp Thùy Dương đã có những chia sẻ hữu ích.
TS. BS Phạm Diệp Thùy Dương.
Bé lên mấy tuổi thì có thể ăn thực đơn như người lớn?
Theo cách ăn dặm truyền thống, độ thô tăng dần: Bắt đầu ăn bột từ 6 tháng tuổi, cháo từ 9 tháng tuổi, và từ 18 tháng bắt đầu ăn cơm nhão để 24 tháng có thể ăn cơm thường với thực đơn như người lớn.
Cách tập cho trẻ ăn thức ăn như người lớn đúng cách, các mẹ nên biết
Cần có thời gian để bé dung nạp và thích nghi; do đó không ép buộc, mà chỉ khuyến khích, khen ngợi và giới thiệu. Nên tạo lập sớm thói quen ăn uống tốt, điều này quan trọng suốt đời
- Cho bé ngồi vào bàn ăn.
- Nên cho trẻ tự xúc. Dù có thể đổ ra ngoài rất nhiều, nhưng vẫn là cách mà trẻ cảm thấy thích thú do được tự quyết định như một người độc lập. Không vừa ăn vừa nói.
- Ăn bằng muỗng, rồi dần dần tập đũa. Mẹ nên cắt thành những mẫu vừa ăn - Thời gian ăn và chơi riêng biệt (không xem TV, màn hình,... lúc ăn)
- Và đặc biệt là nên ăn chung với cả nhà trong bữa ăn gia đình. Các nghiên cứu cho thấy việc này có tác động tích cực tới sự phát triển lâu dài của trẻ.
Cha mẹ nên lưu ý gì khi tập cho bé ăn theo thực đơn của người lớn?
Ăn theo thực đơn của người lớn từ 24 tháng tuổi không đồng nghĩa với ăn mọi thứ mà người lớn có thể ăn. Nguyên tắc chung là phải đủ 4 nhóm thực phẩm, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bé, an toàn và lành mạnh. Mỗi ngày 5-6 bữa, gồm 3 bữa ăn và 600ml sữa.
Tránh cho bé ăn vặt (các thức ăn khác như trái cây, sữa chua, ... ăn vào luôn trong các bữa chính này). Tránh cho trẻ nhỏ ăn thức ăn có hạt (đậu, bắp, ...), và phải lấy sạch xương tránh nguy cơ sặc, hóc, hạn chế nêm nếm. Thói quen ăn uống của người Việt là nêm rất đậm đà, nhưng ăn nhiều đường/ nhiều muối đều không tốt cho sức khỏe.
Đừng quên là bột ngọt cũng chứa rất nhiều muối. Hạn chế ăn ngọt, béo hay kẹo, thức uống có ga, chế biến sẵn vì không tốt cho sức khỏe. Tuyệt đối không dùng như là phần thưởng, vì đấy là cách gián tiếp làm trẻ nghĩ là đồ ngon, đặc biệt, quý.