Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Thị Thanh - Bệnh viện Nhi đồng II (Thành phố Hồ Chí Minh). |
Bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Thị Thanh |
1. Ho gà là gì?
Bệnh học ho gà là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ em.
Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp khi người bệnh hắt hơi, sổ mũi, ho tiết ra các dịch, niêm mạc ở mũi.
2. Bệnh ho gà ở trẻ kéo dài bao lâu?
Bệnh này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy theo diễn biến bệnh và tình trạng sức khỏe của bé.
3. Những đối tượng trẻ nào dễ mắc bệnh ho gà?
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
- Trẻ ở cạnh người bị bệnh ho gà.
- Trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin.
4. Cách nhận biết bệnh ho gà
Bệnh này sẽ phát triển qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có các triệu chứng khác nhau, mẹ chú ý theo dõi và nhận biết con có bị ho gà hay không.
Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ nhiễm bệnh ho gà nhất (Ảnh internet)
Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh từ 6 - 20 ngày trước khi phát bệnh, thời kỳ này sẽ không có triệu chứng gì.
Giai đoạn khởi phát: Kéo dài từ 1 - 2 tuần.
+ Sốt nhẹ
+ Ho nhẹ
+ Chảy nước mũi mũi
Giai đoạn toàn phát: Kéo dài từ 1 - 6 tuần hoặc có thể lên tới 10 tuần nếu sức đề kháng của trẻ kém.
+ Ho thành từng cơn, ho nặng, liên tục.
+ Thở rít vào sau mỗi tiếng ho.
+ Kết thúc cơn ho bằng việc bé khạc đờm dính màu trắng, trong.
+ Tần suất các cơn ho khoảng 15 cơn ho/ngày. Sau đó sẽ giảm dần nếu được điều trị tích cực hoặc có thể ho tới 3 tuần nếu không được điều trị.
+ Sau mỗi cơn ho bé thở nhanh, mệt, nôn, mí mắt nặng, người tím tái, co giật.
Giai đoạn phục hồi: bệnh ho gà có tái phát không?
+ Các cơn ho, nôn giảm dần, trẻ hạ sốt.
+ Các cơn ho sẽ giảm từ tuần thứ 6, tuy nhiên nó có thể tái phát lại sau 1 - 2 tháng.
5. Làm thế nào để biết chính xác trẻ bị ho gà?
Ngoài việc dựa vào các triệu chứng bé đang có, mẹ có thể đưa bé tới bệnh viện làm xét nghiệm ho gà.
Các bác sĩ sẽ lấy dịch nhầy từ mũi hoặc chất nhầy ở cổ họng bé xét nghiệm, kiểm tra và xác định bé bị bệnh hay không.
6. Trẻ bị ho gà có tự khỏi không?
Đây là bệnh do virus xâm nhập và gây bệnh. Nếu không được điều trị sớm, bé ho nhiều, kéo dài kèm theo những triệu chứng như nôn ra máu, bỏ ăn, co giật, người tím tái dẫn dễ rất đến biến chứng như viêm phổi, viêm não thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Thời gian ủ bệnh: 7 – 20 ngày. Thời kỳ lây nhiễm: Ho gà dễ dàng lây nhiễm từ người sang người ở thời kỳ đầu viêm long. Tính lây nhiễm giảm dần và mất đi sau 3 tuần bị bệnh, mặc dù các cơn ho vẫn dai dẳng. Nếu được điều trị bằng thuốc kháng sinh có hiệu lực thì thời gian lây nhiễm được rút ngắn còn lại khoảng 5 ngày.
Khi trẻ có dấu hiệu bệnh ho gà, mẹ nên đưa trẻ đi khám và có hướng điều trị tốt nhất cho trẻ.
7. Bệnh ho gà có nguy hiểm không?
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nếu bị lây nhiễm bệnh và điều trị muộn sẽ rất nguy hiểm và dẫn tới các nguy cơ như:
- Viêm phế quản, viêm phổi do bội nhiễm.
- Gây thoái vị ruột, lồng ruột, sa trực tràng nếu trẻ ho nhiều.
- Vỡ phế nang, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất nếu bệnh nặng, không được chữa trị.
- Dễ gây tử vong với trẻ dưới 1 tuổi nếu ho kéo dài, thở yếu.
- Viêm não - biến chứng nặng của bệnh ho gà, viêm não rất dễ để lại di chứng hoặc có thể gây tử vong ở trẻ.
Ho gà nặng dễ dẫn đến nguy cơ viêm phổi ở trẻ (Ảnh internet)
8. Cách điều trị ho gà nào hiệu quả cho trẻ?
Việc điều trị ho gà ở trẻ em sẽ tùy vào độ tuổi của trẻ, tình trạng bệnh và sức khỏe của trẻ sẽ có những cách điều trị cụ thể.
- Trường hợp trẻ bị ho gà nặng kèm theo các dấu hiệu như ho rít, khó thở, cơ thể tím tái, trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên đưa bé vào bệnh viện sớm để các bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị tốt nhất cho bé.
- Trường hợp trẻ bệnh nhẹ mẹ có thể điều trị tại nhà cho con bằng các cách sau:
Điều trị ho gà ở trẻ em bằng thuốc
+ Điều trị bằng thuốc kháng sinh:
Mẹ có thể cho bé uống thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ bệnh nặng, diễn biến xấu.
+ Dùng thuốc chống co giật. Một số trường hợp trẻ bị ho gà nặng sẽ dẫn tới triệu chứng co giật, người tím tái. Mẹ có thể cho bé uống các loại thuốc như seduxen, phenobarbital…
Lưu ý: Mẹ chỉ được dùng thuốc kháng sinh dưới sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa để đảm bảo an toàn cho bé.
9. Mẹ nên làm gì để phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ?
Để phòng ngừa bệnh này ở trẻ nhỏ, mẹ nên áp dụng các cách phòng ngừa sau đây:
- Tiêm vắc xin
Cách này có thể phòng ngừa bệnh tới 90%. Mẹ nên cho bé tiêm vắc xin 5 trong 1 theo lịch tiêm chủng:
+ Vắc xin 5 trong 1 gồm: Bạch cầu - uốn ván - viêm gan B - ho gà - Hib (BPT - VGB - Hib). Bé sẽ được tiêm 3 lần theo lịch tiêm chủng.
Tiêm vắc xin cho trẻ là cách ngăn ngừa tới 90% nguy cơ bệnh ho gà (Ảnh internet)
- Cách ly với những người bị ho gà
Mẹ nên cách ly bé với những người lớn, trẻ đang bị ho gà.
- Đeo khẩu trang, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh. Không dùng chung các vật dụng như: Khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng với người bị bệnh.
- Khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh, mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế, bệnh viện kiểm tra, làm các xét nghiệm để phát hiện và điều trị sớm nếu trẻ bị nhiễm bệnh.
Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng. Mẹ nên tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh cho trẻ theo lịch tiêm chủng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị ho gà cần phát hiện và điều trị sớm. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên đưa trẻ đi viện điều trị, không điều trị cho bé tại nhà.