Bố mất, bé 8 tuổi đưa mẹ đi sinh em, nhắn một câu với y tá ai cũng nghẹn ngào

Nhờ Xiaolei là cậu bé hiểu chuyện nên mẹ của bé có thể vượt qua được cú sốc mất chồng và hạ sinh con gái thành công.

Trẻ nhỏ cần nhận được sự chăm sóc và giáo dục từ cả cha và mẹ. Các con cần sự cứng rắn, chở che từ người cha và sự nhẹ nhàng, chăm sóc từ mẹ. Tuy nhiên, trong cuộc sống, có những điều không như ai cũng mong đợi. Những bất trắc có thể sẽ xảy ra.

Gia đình của cậu bé Xiaolei cũng thế. Bé Xiaolei năm nay vừa tròn 8 tuổi, con đang ở độ tuổi rất ngây thơ và vô tư. Lẽ ra Xiaolei đã một đứa trẻ vô cùng hạnh phúc với bố và mẹ hết mực yêu thương em. Tuy nhiên, không ai ngờ trước được rằng trong một lần đi trên đường, bố em đã ra đi mãi mãi vì tai nạn giao thông. Gia đình chỉ còn lại Xiaolei và người mẹ khi đó đang mang em bé trong bụng.

Dù mới 8 tuổi, ở độ tuổi ăn tuổi chơi nhưng Xiaolei đã sớm ý thức được mình giờ đây là chỗ dựa cho mẹ và em. Vì vậy, cậu bé 8 tuổi trở nên lanh lợi hơn trước, bé không những không so bì với em bé nhỏ mà còn luôn hết mực chăm sóc mẹ mình.

Bố mất, bé 8 tuổi đưa mẹ đi sinh em, nhắn một câu với y tá ai cũng nghẹn ngào - 1

Xiaolei luôn ở bên cạnh mẹ trong những khoảng thời gian khó khăn nhất.

Khi thấy mẹ trong lòng có chút phiền muộn, Xiaolei sẽ nghĩ cách để làm mẹ vui. Cậu bé cũng bắt đầu học làm một số việc nhà trong khả năng của mình, và còn học nấu ăn cho mẹ, điều này khiến mẹ cậu ấy rất hài lòng. Trong thời gian mẹ mang thai, Xiaolei không chỉ phải đóng vai một người con ngoan ngoãn mà còn phải an ủi mẹ trong cuộc sống, vì né biết rằng mẹ đang đau buồn từng ngày sau cái chết của cha, và những cảm xúc của người phụ nữ mang thai rất khác biệt. Cậu bé còn thường xuyên cùng mẹ đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe em bé.

Bố mất, bé 8 tuổi đưa mẹ đi sinh em, nhắn một câu với y tá ai cũng nghẹn ngào - 3

Chính Xiaolei là nguồn động lực giúp mẹ vượt qua cú sốc lớn.

Nhìn thấy cậu con trai 8 tuổi mạnh mẽ, lanh lợi và luôn động viên, mẹ của Xiaolei cũng dần phấn chấn và vượt qua cú sốc mất chồng. Chính nhờ con trai đã giúp cô trở nên mạnh mẽ và lạc quan để chăm sóc tốt cho con trai bạn và đứa con trong bụng.

Bố mất, bé 8 tuổi đưa mẹ đi sinh em, nhắn một câu với y tá ai cũng nghẹn ngào - 4

Vào ngày mẹ sinh em bé, trước khi vào phòng sinh, Xiaolei không quên nhắn nhủ với bác sĩ và y tá nhẹ tay nhất có thể khi đỡ đẻ cho mẹ, vì mẹ rất sợ đau

Chẳng bao lâu, mẹ của Xiaolei đã sắp sinh. Xiaolei cùng mẹ đến bệnh viện để chuẩn bị sinh. Cậu bé chăm sóc mẹ chu đáo và bảo mẹ đừng lo lắng. Vào ngày mẹ sinh em bé, trước khi vào phòng sinh, Xiaolei không quên nhắn nhủ với y tá rằng mong bác sĩ và dì y tá nhẹ tay nhất có thể khi đỡ đẻ cho mẹ, vì mẹ rất sợ đau. Các bác sĩ và y tá đều cảm thấy vô cùng xúc động.

Bố mất, bé 8 tuổi đưa mẹ đi sinh em, nhắn một câu với y tá ai cũng nghẹn ngào - 5

Khoảnh khắc mẹ ra khỏi phòng sinh, Xiaolei vội lao đến ôm mẹ và em gái khiến nhiều người xúc động.

Cuối cùng, mẹ của Xiaolei đã hạ sinh thành công một bé gái, cả mẹ và Xiaolei đều rơi nước mắt vì hạnh phúc, cảnh tượng này khiến nhiều người có mặt xúc động.

Có thể do bé Xiaolei đã sớm trưởng thành vì hoàn cảnh không may của mình, chính vì vậy mà bé biết yêu thương và nhường nhịn em gái từ nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, ở độ tuổi chưa nghĩ nhiều, trẻ nhỏ thường dễ nảy sinh mâu thuẫn và tâm lý “so bì” với các em nhỏ.

Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia nghiên cứu và phân tích tâm lý trẻ về những điều cha mẹ nên làm với những con lớn để con vui mừng khi có em:

Khuyến khích con lớn cùng mẹ chuẩn bị đồ cho em bé

Để một đứa trẻ chuẩn bị tâm lý trong nhà sắp đón thêm một thành viên mới, cha mẹ cần có những kế hoạch từ trước khi sinh.

Hãy trò chuyện thường xuyên và cực nhẹ nhàng với con về những gì sắp xảy ra trong gia đình mình. Bên cạnh đó khuyến khích con cùng với mẹ chuẩn bị những đồ đạc cho em bé sắp sinh. Ví dụ, cùng con đi siêu thị mua quần áo, tã lót cho em bé hay mua những vật dụng cần thiết khác.

Ngoài ra, cha mẹ có thể chuẩn bị thêm nhiều sách viết về em bé, về anh chị em để bé đọc, từ đó bé sẽ dễ dàng chấp nhận hơn.

Lắng nghe những gì con muốn nói

Trẻ nhỏ thường không biết và không thể kiềm chế những cảm xúc của chính bản thân mình. Vì thế cha mẹ hãy trò chuyện thường xuyên với con lớn, bất kể khi đi tắm hay ăn tối để lắng nghe những điều con suy nghĩ về em bé sắp sinh. Từ đó có thể giải đáp những thắc mắc trong lòng con.

Bên cạnh đó, mỗi lần lắng nghe con nói, mẹ hãy luôn cố gắng truyền tới con thông điệp rằng tuy mẹ có thêm em bé nhưng tình yêu thương của mẹ luôn dành cho con, được chia đều cho hai anh/chị em.

Dành thời gian đặc biệt cho con lớn sau khi sinh

Phải chắc chắn rằng để con lớn không cảm thấy tủi thân và chấp nhận em thì mẹ phải có những khoảng thời gian đặc biệt dành cho con. Một chuyến đi chơi xa, cùng nhau nẫu ăn hay đơn giản chỉ là ôm bé khi ngủ cũng có thể giúp con lớn cảm nhận được rằng mẹ vẫn dành thời gian cho mình, mẹ vẫn yêu thương mình.

Xử lý mọi việc với con lớn bằng tình yêu thương

Con sẽ cảm thấy thoải mái và chấp nhận em khi biết rằng tình yêu của mẹ dành cho chúng vẫn vẹn nguyên như thế.

Khi bé sai, đừng cáu gắt mà nhẹ nhàng dùng chính tình yêu của mẹ để dạy dỗ con. Khi bé làm được điều tốt, hãy khen ngợi con. Một cái ôm và hôn trước khi con đi học và khi con trở về tuy đơn giản nhưng đối với con là vô cùng hạnh phúc.

Mẹ tái hôn, có thêm em bé, cậu bé 5 tuổi nói một câu, tất cả mọi người bật khóc
Theo Hạ Mây (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)