Bố U60 trẻ đẹp trai bị nhầm là người yêu của con gái, lúc mẹ xuất hiện, tất cả vỡ òa

Người mẹ “dứt khoát” từ chối bức tranh con gái tặng.

Con gái mẫu giáo đi học về liền khoe bức tranh vẽ tặng mẹ, nhìn thấy nội dung người mẹ sợ toát mồ hôi - 1

Trí tưởng tượng, sự tinh nghịch của trẻ em là vô hạn và theo các chuyên gia thì bố mẹ không nên kiềm chế tính cách này của con mà ngược lại còn cần tạo cơ hội, khuyến khích trẻ vì nó có nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của bé, nhất là khi con đang trong độ tuổi mẫu giáo, tiểu học. 

Mới đây, mạng xã hội xứ Trung chia sẻ một tình huống khiến dân tình “dở khóc dở cười” về một cô bé 5 tuổi vẽ tranh tặng mẹ, nhưng nội dung bức tranh quả thực nhìn thôi có lẽ ai cũng đoán được biểu cảm của người mẹ sẽ giật mình, sợ hãi đến mức nào.

Con gái mẫu giáo đi học về liền khoe bức tranh vẽ tặng mẹ, nhìn thấy nội dung người mẹ sợ toát mồ hôi - 2

Con gái mẫu giáo đi học về liền khoe bức tranh vẽ tặng mẹ, nhìn thấy nội dung người mẹ sợ toát mồ hôi - 3

Theo đó, phụ huynh của nhóc tỳ cho biết, con gái sau khi được bố đón từ trường về nhà thì liền hớn hở chạy vào phòng tìm mẹ, vì muốn tặng cho mẹ một “món quà” bất ngờ. Người mẹ được con gái tặng quà cũng rất hào hứng, mong chờ. Thế nhưng, ngay sau khi đứa trẻ đưa ra một bức tranh do tự tay con vẽ ở trường để tặng mẹ, người mẹ liền thốt tim vì nội dung hết sức “rùng rợn”.

Không riêng gì người mẹ trong hoàn cảnh này, mà chắc chắn phụ huynh nào mà nhận được bức tranh tương tự như vậy cũng sẽ không khỏi toát mồ hôi vì sợ hãi. Cụ thể, bé gái thay vì vẽ chân dung mẹ hoặc vẽ cảnh gia đình yêu thương nhau,... thì nhóc tỳ lại vẽ một ngôi mộ. Thấy “quà tặng” của con, người mẹ lập tức từ chối không dám nhận khiến dân tình “dở khóc dở cười”.

Con gái mẫu giáo đi học về liền khoe bức tranh vẽ tặng mẹ, nhìn thấy nội dung người mẹ sợ toát mồ hôi - 4

Mặc dù con có lòng, nhưng quả thực quà này có phần hơi “bá đạo” nên mẹ từ chối cũng là điều dễ hiểu. Qua tình huống mang tính “giải trí” cao như vậy, nhiều bậc bố mẹ sẽ nhận ra những đứa trẻ của mình đang trong độ tuổi có trí tưởng tượng, sáng tạo mạnh mẽ và phong phú đến nhường nào. 

Đối diện với những sự nghịch ngợm của con như câu chuyện trên, phụ huynh tuyệt đối đừng la mắng hay chỉ trích con, vì ở độ tuổi còn nhỏ, trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nhận thức của mình. Điều bố mẹ cần làm là tạo cơ hội, và hướng dẫn bé một cách sát sao, phù hợp để con biết phải trái, đúng sai, việc gì nên và không nên. Từ đó, bố mẹ sẽ giúp con phát triển, trưởng thành trên hành trình tốt đẹp nhất của riêng mình.

Những cách cụ thể mà bố mẹ có thể hỗ trợ trẻ phát triển sở thích và tính sáng tạo:

- Cung cấp môi trường giàu trải nghiệm

Bố mẹ cần cung cấp cho trẻ một môi trường rộng rãi, thoáng đãng để trẻ có thể vận động và khám phá tự do. Các loại đồ chơi, vật liệu như bút màu, giấy vẽ, hạt nhựa, gỗ, đất sét... cũng cần được trang bị đầy đủ để trẻ có thể sáng tạo. Ngoài ra, bố mẹ thường xuyên đưa trẻ đến các bảo tàng, công viên, nhà văn hóa để trải nghiệm nhiều lĩnh vực nghệ thuật, khoa học cũng là một cách để mở rộng sở thích của con.

- Khuyến khích và công nhận sự sáng tạo của trẻ

Bố mẹ cần chủ động lắng nghe và hỏi ý kiến trẻ về ý tưởng, mục đích, cách thức của những gì chúng đang làm. Tạo bầu không khí ấm áp, cởi mở và tôn trọng để trẻ cảm thấy thoải mái chia sẻ những sáng tạo của mình. Dành lời khen ngợi chân thành, cụ thể khi trẻ thể hiện sự sáng tạo, không đánh giá hay phê bình quá mức. Treo, trưng bày những tác phẩm sáng tạo của trẻ trong nhà cũng là cách để tăng niềm tin, sự tự hào của con.

- Tham gia vào hoạt động sáng tạo cùng trẻ

Bố mẹ cần chủ động đề xuất và làm cùng trẻ những hoạt động nghệ thuật, thủ công, khoa học... phù hợp với độ tuổi và sở thích của con. Chia sẻ ý tưởng, cùng nhau thảo luận và tìm kiếm những giải pháp sáng tạo cho các vấn đề đặt ra. Tạo bầu không khí vui vẻ, thân mật, hào hứng khi làm việc sáng tạo cùng trẻ để con cảm thấy thoải mái. Khuyến khích trẻ chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của con trong quá trình sáng tạo.

- Cho trẻ không gian riêng để sáng tạo

Bố mẹ cần tôn trọng, và không kiểm soát quá nhiều khi trẻ đang say sưa với hoạt động sáng tạo của mình. Quan sát và cảm nhận khi nào trẻ cần sự giúp đỡ, khi nào trẻ muốn tự do sáng tạo. Kiên nhẫn chờ đợi khi trẻ muốn chia sẻ những gì mình đã làm, không vội vàng yêu cầu. Tạo cho trẻ một không gian riêng tư, yên tĩnh để con có thể tự do và thoải mái sáng tạo.

- Khuyến khích phản hồi, thử nghiệm và học hỏi

Bố mẹ không nên quá lo lắng về kết quả cuối cùng của hoạt động sáng tạo, mà quan tâm đến quá trình sáng tạo của trẻ. Chia sẻ quan điểm, góp ý một cách tôn trọng, tránh phê bình hay định hướng quá mạnh. Khuyến khích trẻ thử nghiệm ý tưởng mới, không sợ sai lầm và luôn sẵn sàng học hỏi. Chia sẻ với trẻ những câu chuyện về quá trình sáng tạo của các nghệ sĩ, nhà khoa học nổi tiếng để kích thích động lực và cảm hứng cho con.

Con gái đi học mẫu giáo được mẹ diện váy công chúa xinh như thiên thần, cô giáo ngay lập tức mời phụ huynh