Tôi được nghỉ thai sản 6 tháng sau khi sinh con. Khoảng thời gian sau đó, tôi nhờ mẹ chồng ở nhà chăm sóc cháu còn bản thân quay trở lại với công việc.
Vì tôi nghỉ việc đã lâu nên sau đó phải mất thời gian học việc lại từ đầu. Công việc cũng nhiều nên lúc nào cũng bận từ sáng đến tối khuya mới về. Mọi việc con cái hầu như đều giao hết cho mẹ chồng.
Khi con được 2 tuổi, tôi muốn cho con đi học phần vì cũng thương mẹ chồng sẽ ở nhà chật vật với đứa nhỏ, phần vì muốn con học hỏi được nhiều thứ hơn. Vậy nhưng bà nói thời điểm này là sớm quá, thương cháu nên chưa muốn cho đi.
Tôi cũng nghe theo nên để tùy bà quyết định thời điểm cho con đi học. Bản thân không hề nghĩ rằng đó là cái sai của bản thân.
Ảnh minh họa
Đến khoảng thời gian gần đây, khi con được 4 tuổi, mẹ chồng tôi bất ngờ bị ngã, gãy chân phải bó bột và nằm yên một chỗ. Vậy nên tôi gấp rút tìm trường gửi con đi học. Nhưng đáng sợ là cả 3 ngôi trường tôi gửi gắm con, họ đều không nhận.
Ngôi trường đầu tiên con đi học được 1 tuần khá chật vật. Hiệu trưởng nhà trường gọi tôi đến gặp mặt rồi từ chối cho con nhập học với lý do "Cháu đã 4 tuổi rồi nhưng còn thua những em ở lớp 2 tuổi khi không thể tự làm được một việc gì em ạ.
4 tuổi rồi mà con còn phải để cô xúc cho ăn từng bữa, không thể tự đi vệ sinh, thậm chí đòi ngồi bô thay vì đi vào bồn cầu. Bé sẵn sàng đi vệ sinh ngay tại bàn học, bàn ăn nếu cô không kịp thời mang bô ra hoặc dẫn bé đi đúng nơi quy định.
Không chỉ vậy, bé phản kháng dữ dội khi cô giáo yêu cầu cùng học cùng chơi với bạn bè, con thậm chí còn cắn vào tay cô giáo, đá bạn và đập phá đồ đạc của nhà trường.
Ảnh minh họa
Xin lỗi mẹ nhưng mặc dù đã rất cố gắng nhưng sau 1 tuần quan sát biểu hiện của con, nhà trường rất tiếc phải từ chối cho con nhập học để không ảnh hưởng tới các bạn khác".
Lần đầu tiên tôi cứ nghĩ do trường học này quá nghiêm khắc và những cô giáo ở đây không nhiệt tình chăm trẻ.
Vậy nên tôi đổi trường cho con, thậm chí tìm ngôi trường có học phí cao hơn, cao gấp đôi nhưng mới ngỡ ngàng đều bị trả con về với những lý do tương tự sau một vài tuần cho con theo học. Đứa trẻ không theo kịp bạn bè còn gây ảnh hưởng đến lớp, đến trường và làm hỏng đồ đạc, suốt ngày đòi về nhà ở với bà.
Tôi đẹm những khó khăn này về kể cho mẹ chồng và chồng:
- Là do mẹ bao bọc đứa trẻ quá, làm hết phần bé, thậm chí còn không cho cháu đi học sớm mà ở nhà với bà. Có lẽ vì vậy mà giờ đây cháu mới khó đi học đến vậy.
Ảnh minh họa
- Ô hay, sao lại là lỗi của mẹ được. Bà yêu và thương cháu là chuyện đương nhiên. Nó còn bé tí vậy làm sao đã cho đi học được. Không ai nhận thì ở nhà với bà, đằng nào mẹ cũng có ý định 5 tuổi mới cho nó đi lớp.
Chồng tôi tán thành ý kiến đó và cương quyết không tìm trường gửi con đi học nữa. Tôi bật khóc nức nở vì không cản lại được ý kiến của hai người và cũng không biết làm cách nào để cứu vãn con mình.
Tâm sự từ độc giả trangpham...
Việc bố mẹ nuông chiều có thể làm giảm khả năng tự chủ của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, khi trẻ đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ về cả thể chất lẫn tâm lý.
Đây là thời điểm quan trọng để trẻ học cách tự lập và khám phá khả năng của bản thân. Nhà tâm lý học Freud nhấn mạnh rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của bố mẹ trong giai đoạn này là tạo điều kiện cho trẻ cảm thấy mình có thể tự mình đưa ra quyết định. Trẻ cần được khuyến khích để tự ăn, tự mặc quần áo, và tự đi vệ sinh một cách độc lập, từ đó hình thành niềm tin vào khả năng của chính mình.
Nếu bố mẹ hoặc người lớn luôn làm mọi việc cho trẻ, từ việc cho trẻ ăn, mặc quần áo, đến việc hỗ trợ trẻ trong các nhu cầu sinh lý như đi vệ sinh, thì điều này sẽ dễ dàng dẫn đến những nghi ngờ về khả năng của bản thân ở trẻ.
Khi trẻ ở độ tuổi trên hai, nếu vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn, trẻ sẽ cảm thấy mình không đủ khả năng để thực hiện những việc đơn giản. Cảm giác này càng thêm lo lắng khi trẻ đến tuổi đi học.
Khi bước vào trường mẫu giáo, trẻ nhận thấy mình không thể thực hiện những nhiệm vụ mà bạn bè khác đã làm được, từ việc tự ăn đến việc tham gia các hoạt động nhóm.
Cảm giác xấu hổ khi không theo kịp bạn bè sẽ càng làm tăng thêm sự lo lắng và thiếu tự tin. Điều này dẫn đến việc trẻ luôn cảm thấy bồn chồn, không thoải mái, và thậm chí khóc nhiều hơn khi phải rời xa vòng tay bố mẹ.
Dưới đây là những công việc theo từng độ tuổi mà các bé cần thực hiện được tốt để rèn tính tự lập cho trẻ và giúp bé tăng khả năng xử lí tốt các tình huống trong cuộc sống.
- Từ 3 - 4 tuổi
Cho con thời gian chơi đùa tự do
Sẽ rất tuyệt vời nếu con có được những mối quan hệ độc lập bên ngoài và có thời gian đi chơi loanh quanh. Nếu con của bạn đã đi học vài ngày trong tuần, bé có thể đã tạo dựng được những mối quan hệ và sẵn sàng cho điều này. Còn nếu chưa, hãy bắt đầu bằng việc để bé chơi đùa với những đứa trẻ hàng xóm để yên tâm hơn.
Học cách dùng dao
“Để con tự chuẩn bị thức ăn ngay từ đầu bằng cách dùng dao sẽ khuyến khích con biết cách tự bảo vệ mình”- bác sĩ Swanson - người có con biết trải bơ đậu phộng bằng dao từ khi chưa học mẫu giáo – cho biết. Khi bé đủ 6 tuổi, cô đã để bé tự cắt bánh bằng dao lớn hơn và quan sát con – “Điều này tạo tính độc lập cho cả mẹ và bé”.
- Bé trên 4 tuổi
Để con đi cắm trại
Tại sao đi cắm trại lại độc lập? Không có bố mẹ! Bé có thể đến những lều trại ban ngày như thế từ khi chưa đi học mẫu giáo, có những đứa trẻ sẵn sàng cho điều đó sớm hơn bình thường, mặc dù cũng có những bé phải đến tận 8-12 tuổi mới có thể làm quen với việc này.
- Trên 6 tuổi
Tự đi 1 đoạn đường ngắn
Khu lân cận có thể an toàn hoặc không, trẻ nhỏ cũng có nhiều bé liều lĩnh hơn những đứa trẻ khác. Nếu bạn chưa bao giờ để con ra ngoài một mình, hãy bắt đầu bằng cách để bé chơi ở sân trước nhà. Còn nếu chưa thấy sẵn sàng thì đây là thời điểm tốt để tận dụng mối quan hệ với các nhà trong khu lân cận. Cha mẹ có thể gửi con xuống nhà bạn, những lần đầu tiên hãy quan sát bé từ xa, qua cửa sổ chẳng hạn, sau đó, khi đã quen, có thể để bé tự đi bộ đến trường hoặc đến những nơi quen thuộc.
- Lớp 1, lớp 2
Hãy để con chạy vào cửa hàng tiện lợi mua sữa, để bé đếm tiền, nói chuyện với người lạ, cân nhắc mọi thứ khi mua hàng trong khi cha mẹ quan sát từ xa . Công việc nghe có vẻ buồn tẻ và bình thường với người lớn nhưng lại là một trải nghiệm thú vị và rất bổ ích với trẻ nhỏ.
- Từ 11 - 14 tuổi
Để con đi mua sắm/ xem phim với bạn bè
Đây là cách để trẻ biết tôn trọng thời gian và kiểm soát tiền bạc. Tuy nhiên nếu nó quá rủi ro, cha mẹ có thể bắt đầu bằng những việc dễ dàng hơn như để một học sinh cấp 3 đi cùng con vào trung tâm thương mại/ rạp chiếu phim – nơi chúng có thể đi lang thang hàng giờ (nếu bạn không nỡ rời đi, có thể nán lại uống một cốc cà phê để đợi chúng).
- Từ 18 tuổi
Gửi con vào trường đại học. Đây sẽ là mốc đặc biệt đánh dấu sự trưởng thành của con và đòi hỏi con phải vận dụng đến rất nhiều kĩ năng sống khi không còn ở với bô mẹ.