Câu nói đáng sợ của cô bé có gương mặt thiên thần: Căn bệnh biến trẻ em thành ác quỷ

Có những đứa trẻ do môi trường sống tồi tệ đã dẫn tới hành vi xấu xa, cực đoan. Tuy nhiên có những đứa trẻ dù được yêu thương vẫn hành động nhẫn tâm, vô cảm bởi mắc một chứng bệnh gọi là rối loạn nhân cách phản xã hội.

Người xưa có câu "nhân chi sơ, tính bản thiện" để chỉ rằng con người khi sinh ra bản tính vốn thiện. Những đứa trẻ trong mắt mọi người luôn là biểu tượng của sự thuần khiết, trong sáng và lương thiện.

Tuy nhiên nếu chứng kiến những đứa trẻ vô tư ấy thản nhiên làm điều xấu hay thậm chí là giết người, khi ấy liệu bạn có giật mình tự hỏi có thật mọi đứa trẻ khi sinh ra đều có một trái tim thanh thuần. Câu chuyện dưới đây được đăng tải trên tạp chí The Atlatic sẽ cho chúng ta một cái nhìn hoàn toàn khác biệt. 

"Con muốn giết chết tất cả mọi người trong gia đình" - Ảc quỷ sau gương mặt thiên thần

Tại Trung tâm điều trị San Marcos, ngay phía nam Austin, Texas, Mỹ nơi đã chứng kiến ​​vô số cuộc trò chuyện khó khăn giữa những đứa trẻ gặp rắc rối, những bậc phụ huynh đầy lo lắng cha mẹ và các nhà trị liệu lâm sàng, mẹ của Samantha đưa cô bé đến bác sĩ tại trung tâm.

Samantha, 11 tuổi có mái tóc đen lượn sóng và ánh mắt kiên định. Dù còn nhỏ tuổi nhưng cách nói chuyện của em lớn hơn so với tuổi. Ban đầu em khá vui vẻ khi tôi hỏi về môn học yêu thích (Lịch sử) và nhăn mặt khi tôi hỏi về môn học ghét nhất (môn Toán). Tuy nhiên, khi tôi chuyển hướng câu chuyện sang nguyên nhân khiến cô bé phải tới trung tâm điều trị cho trẻ vị thành niên này, Samantha ngập ngừng nhìn xuống tay.

“Cháu muốn sở hữu cả thế giới này, vì vậy cháu đã viết một cuốn sách có tên "Những cách làm tổn thương người khác”, Samantha nói.

cau noi dang so cua co be co guong mat thien than: can benh bien tre em thanh ac quy - 1

Beth Thomas (Trong Phim tài liệu Child of Rage) từng cố gắng giết cha mẹ nuôi bằng cách vào phòng ngủ của họ vào ban đêm với 1 con dao.

Bắt đầu từ năm 6 tuổi, Samantha đã vẽ những bức tranh về vũ khí giết người: một con dao, một cây cung và mũi tên, hóa chất để đầu độc, một túi nhựa để làm nghẹt thở. Cô bé nói với tôi đã từng giả vờ giết thú nhồi bông của mình. Samantha còn hồn nhiên kể rằng cô bé cảm thấy vui khi làm điều đó vì em nghĩ rằng một ngày nào đó e sẽ làm điều này với một người thực. Và Samantha đã làm điều ấy với chính em trai mình.  

Jen và Danny, cha mẹ của Samantha đã nhận nuôi em khi cô bé 2 tuổi. Mẹ ruột của Samantha đã bỏ rơi các con vì cô mất việc, không có nhà, không có tiền. Theo tài liệu từ tiểu bang Texas, Samantha đã đáp ứng tất cả các đánh giá nhận thức, cảm xúc và thể chất. Cô bé không có khuyết tật học tập, không có tổn thương tình cảm, không có dấu hiệu của ADHD hoặc tự kỷ.

Nhưng từ khi còn nhỏ Samantha đã thể hiện khuynh hướng bạo lực. Cô bé thường véo, đẩy ngã anh chị em của mình cho đến khi họ khóc cô bé mới mỉm cười mãn nguyện. Một lần, khi Samantha lên 5 tuổi và bị mẹ mắng, cô bé đã ném kính áp tròng của mẹ vào bồn cầu. “Hành vi của con bé không bốc đồng”, Jen nói.” Đây là một sự chuẩn bị trước".

Một ngày ngày tháng 12/2011, trong khi đang lái xe đưa các con đi học, Jen đã chứng kiến Samantha thản nhiên dùng tay không bóp cổ em trai. Khi Jen hốt hoảng hỏi Samantha có biết rằng cô bé làm thế sẽ giết chết em và bất ngờ thay khi Samantha nói rằng: "Con biết, con muốn giết tất cả mọi người trong gia đình.”

Bốn tháng sau, Samantha lại cố gắng siết cổ cậu em trai mới chỉ hai tháng tuổi. Điều này đã khiến Jen - một cựu giáo viên tiểu học và Daniel - một bác sĩ, nhận ra vấn đề đã vượt quá giới hạn của họ. Họ đã tham khảo ý kiến ​​bác sĩ tâm thần và nhà trị liệu nhưng Samantha chỉ ngày càng nguy hiểm. 

cau noi dang so cua co be co guong mat thien than: can benh bien tre em thanh ac quy - 3

Samantha được chẩn đoán mắc chứng rối loạn hành vi và có khuynh hướng rối loạn nhân cách phản xã hội. (Ảnh minh họa)

Họ đã đưa cô bé vào bệnh viện tâm thần 3 lần trước khi đưa Samantha đến một chương trình điều trị nội trú ở Montana lúc 6 tuổi. Một nhà tâm lý học trấn an họ rằng Samantha chỉ là thiếu sự đồng cảm. Một nhà tâm lý học khác đã đổ lỗi cho Jen và Danny, ngụ ý rằng Samantha đang phản ứng với việc nuôi dạy con cái khắc nghiệt và không có tình yêu.

Cuối cùng, vào tháng 7/2013, Jen đưa Samantha đến gặp bác sĩ tâm thần ở thành phố New York. Samantha được chẩn đoán mắc chứng rối loạn hành vi và có khuynh hướng rối loạn nhân cách phản xã hội qua những biểu hiện của cô bé từ nhỏ đến lớn. Cô bé có tất cả các đặc điểm của một kẻ tâm thần vừa chớm nở.

Rối loạn nhân cách phản xã hội là gì?

Các nhà nghiên cứu khá e ngại khi gọi những đứa trẻ như vậy là tâm thần, thuật ngữ này mang quá nhiều sự kỳ thị và quá nhiều tính quyết định. Họ chỉ mô tả những đứa trẻ như Samantha bằng các từ như nhẫn tâm và vô cảm, không cảm thấy hối hận hoặc tội lỗi, lạnh lùng, hung hăng và có những hành động tàn nhẫn. Hoặc họ có thể gọi những biểu hiện này rối loạn nhân cách phản xã hội hay chống đối xã hội.

Những đứa trẻ vô tâm và vô cảm này không gặp khó khăn gì khi làm tổn thương người khác để có được thứ họ muốn. Nếu chúng có vẻ quan tâm hoặc đồng cảm, có lẽ chúng đang cố gắng thao túng bạn.

Các nhà nghiên cứu tin rằng gần 1% trẻ em thể hiện những đặc điểm trên tương đương với số trẻ mắc chứng tự kỷ hoặc rối loạn lưỡng cực. Trước đây tình trạng này ít khi được đề cập. Năm 2013, Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ mới thêm những đặc điểm nhẫn tâm và vô cảm trong hướng dẫn chẩn đoán, DSM-5. Tình trạng này có thể khó phát hiện vì có những đứa trẻ đủ khéo léo và thông minh để che giấu sự tàn nhẫn, vô cảm của chúng.

Hơn 50 nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ có đặc điểm nhẫn tâm và vô cảm có nhiều khả năng hơn những đứa trẻ khác (nhiều khả năng gấp ba lần trong một nghiên cứu) trở thành tội phạm hoặc thể hiện những đặc điểm hung hăng, tâm lý cực đoan trong cuộc sống sau này. 

cau noi dang so cua co be co guong mat thien than: can benh bien tre em thanh ac quy - 4

Robert Thompson (trái) và Jon Venables (phải) - 2 sát thủ nhí trẻ tuổi nhất trong lịch sử hình sự nước Anh khi giết người ở độ tuổi 11.

Các nhà nghiên cứu tin rằng có 2 nguyên nhân có thể dẫn đến căn bệnh tâm lý này đó là môi trường sống và cách nuôi dạy của cha mẹ.

Đối với một số trẻ em, chúng lớn lên trong cảnh nghèo khó, bị ngược đãi trong gia đình, phải tự bảo vệ mình khi sống ở nơi đầy rẫy nguy hiểm khiến chúng trở nên hung bạo và lạnh lùng. Những đứa trẻ này không sinh ra nhẫn tâm và vô cảm, nhiều chuyên gia cho rằng nếu họ được đưa ra khỏi môi trường “độc hại” ấy, chúng có thể thay đổi. 

Nhưng có những đứa trẻ dù được cha mẹ yêu thương, sống trong những khu phố an toàn vẫn bộc lộ sự vô cảm và tàn nhẫn. Các nghiên cứu lớn ở Anh và các nơi khác đã phát hiện ra rằng tình trạng khởi phát sớm này có tính di truyền cao, là một vấn đề trong não và đặc biệt khó điều trị. 

Một số nghiên cứu đã nhận ra sự bất thường trong não có thể là nguyên nhân dẫn tới sự vô cảm bẩm sinh. Kent Kiehl, một nhà tâm lý học tại Đại học New Mexico và là tác giả của The Whisopath Whispere đã quét não của hàng trăm tù nhân tại các nhà tù an ninh tối đa và ghi lại sự khác biệt về thần kinh giữa những người bị kết án bạo lực trung bình và kẻ biến thái về nhân cách.

Kiehl và những người khác tin rằng não của những bệnh nhân tâm thần có ít nhất hai bất thường về thần kinh, và những khác biệt tương tự cũng có thể xảy ra trong não của những đứa trẻ nhẫn tâm và vô cảm.

Các chuyên gia chỉ ra amygdala - một phần của hệ thống limbic, là một thủ phạm cho hành vi lạnh lùng hoặc bạo lực. Một người có amygdala dưới mức hoặc kém hoạt động có thể không cảm thấy đồng cảm hoặc kiềm chế bạo lực. Ví dụ, nhiều người lớn tâm thần và trẻ em nhẫn tâm không nhận ra nỗi sợ hãi hoặc đau khổ trên khuôn mặt của người khác. 

Abigail Marsh, một nhà nghiên cứu tại Đại học Georgetown, người đã nghiên cứu bộ não của những đứa trẻ vô tâm và vô cảm nói rằng những dấu hiệu đau khổ như biểu hiện sợ hãi hoặc buồn bã sẽ được gửi tín hiệu tới não bộ để kịp thời ngăn chặn hành vi xấu. Vì vậy, nếu bạn không nhạy cảm với những tín hiệu này, bạn có nhiều khả năng tấn công ai đó mà không có cảm xúc.

cau noi dang so cua co be co guong mat thien than: can benh bien tre em thanh ac quy - 5

James Bulger là nạn nhân của hai sát thủ Robert Thompson và Jon Venables.

Dấu hiệu thứ hai của một bộ não tâm thần là hệ thống phần thưởng (nhóm cấu trúc thần kinh đảm nhiệm chức năng tạo ra sự khích lệ) hoạt động quá mức, đặc biệt là với những hành vi như hít ma túy, tình dục hoặc bất cứ thứ gì khác mang lại cảm giác phấn khích. 

Trong một nghiên cứu, trẻ em chơi một trò chơi đánh bạc trên máy tính được lập trình để cho phép chúng giành chiến thắng sớm và sau đó dần dần bắt đầu thua. Hầu hết mọi người sẽ dừng lại tại một số điểm, trong khi những đứa trẻ vô cảm tiếp tục cho đến khi mất tất cả. 

Não của chúng bỏ qua tín hiệu về nguy hiểm hoặc hình phạt. Chuyên gia Dustin Pardini, nhà tâm lý học lâm sàng và phó giáo sư tội phạm học tại Đại học bang Arizona cho biết: Nếu bạn ít quan tâm đến hậu quả tiêu cực về hành động của mình, thì bạn sẽ có nhiều khả năng tiếp tục tham gia vào các hành vi này. Và khi bạn bị bắt, bạn sẽ ít có khả năng học hỏi từ những sai lầm của mình.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng một đứa trẻ sinh ra đã độc ác không có nghĩa sau này chúng sẽ tự động trở thành kẻ xấu. Theo một ước tính, bốn trong số năm đứa trẻ có những đặc điểm này khi trưởng thành không trở thành kẻ biến thái về nhân cách.

Điều bí ẩn mà mọi người đang cố gắng giải quyết là lý do tại sao một số trẻ em này phát triển thành người lớn bình thường trong khi những đứa trẻ khác lại trở thành tội phạm.

cau noi dang so cua co be co guong mat thien than: can benh bien tre em thanh ac quy - 6

Vấn đề ở não bộ có thể là nguyên nhân dẫn tới hành vi vô cảm và nhẫn tâm ở trẻ. (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu một đứa trẻ có chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Vi phạm các quy tắc

Không như những bệnh nhân trưởng thành, các bệnh nhi sẽ thường tự phá vỡ các quy tắc được gia đình và nhà trường đặt ra như: bỏ học, không về nhà đúng giờ, bỏ nhà đi v.v…

Những đứa trẻ khác cũng đôi khi làm điều tương tự, nhưng chúng sẽ ngừng làm khi chúng nhận ra điều đó khiến bản thân gặp rắc rối. Trẻ mắc bệnh không như vậy, chúng không lo sợ. Thậm chí, sự cấm đoán và trách phạt của người lớn càng khiến chúng thích thú hơn trong việc phá vỡ các quy tắc. 

Có hành vi phá hoại

Trẻ bị rối loạn hành vi phản xã hội thường có biểu hiện phá hoại liên tục với mức độ tăng dần, bao gồm: làm bẩn các bức tường công cộng, trộm cắp, đột nhập vào nhà người khác, thích thú với các chất gây cháy nổ… Ngay khi phải chịu hậu quả vì những hành động sai trái của mình, chúng vẫn sẽ tiếp tục thực hiện.

Xâm phạm

Cũng như người lớn, trẻ mắc chững rối loạn nhân cách chống đối xã hội thích các hoạt động bạo lực. Chúng cũng thường liên quan đến các hành vi xâm phạm người khác bằng lời nói hoặc thể chất, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Những hành vi đó có thể bao gồm:

– Liên tục đấm đá vào người khác, kể cả người thân.

– Sử dụng vũ khí.

– Xúc phạm người khác qua lời nói và hành động.

– Tra tấn động vật.

Các hành vi này đặc biệt nguy hiểm vì có thể khiến bệnh nhi trở thành tội phạm khi chúng đến tuổi trưởng thành.

Sự gian dối

Trong khi hầu hết trẻ em vòi bằng được thứ chúng muốn, những đứa trẻ mắc chứng rối loạn hành vi chống xã hội sẽ nói dối và đánh cắp. Chúng cũng có thể giả vờ ngọt ngào hoặc quyến rũ khác thường để có được thứ chúng muốn.

Dĩ nhiên, tỏ ra dễ thương để có được thứ mình muốn không phải là một hành vi hiếm ở trẻ nhỏ. Điều khác biệt ở đây là những đứa trẻ khác sẽ nhanh chóng biết rằng việc làm của chúng làm tổn thương người khác và dẫn đến hình phạt. Chúng sẽ không làm vậy nữa.

Dấu hiệu của chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội ở người lớn và trẻ em khá khác biệt. Cần lưu ý là tất cả các hành vi hoàn toàn có thể xảy ra ở người bình thường. Một người chỉ được chẩn đoán bị bệnh nếu họ liên tục có tất cả các dấu hiệu trên.

Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị rối loạn nhân cách chống xã hội, hãy cân nhắc đến việc đưa họ đến gặp bác sĩ tâm thần. Bác sĩ là người duy nhất có thể cho bạn lời khuyên trong việc tương tác an toàn với người bệnh.

Ngày nào cũng phải nghĩ hôm nay ăn gì, người phụ nữ nhập viện tâm thần
Theo Hoàng Dương (Dịch từ Atlantic) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)