Chấp nhận "đổ vỏ", lấy con gái ông chủ tiệm vàng, 3 năm sau cầm giấy xét nghiệm ADN tôi cứ ngỡ đang mơ

Tiểu Phi nghĩ lại chuyện năm xưa, nếu như mình không cương quyết làm thế với các con thì giờ đây đã không ra cơ sự này.

Hiện nay các trường hợp trẻ sinh đôi, sinh ba không còn hiếm gặp. Với các em bé trong trường hợp như thế thường có tính cách, thói quen, ứng xử tương đối giống nhau và có cuộc sống tương lai cũng vậy nếu được bố mẹ nuôi dạy bình đẳng. Tuy nhiên cũng có trường hợp, chính vì sự cố chấp tạo ra những "khác biệt" cho các con của phụ huynh đã khiến trẻ nhận về những điều khác nhau từ cuộc sống.

Chị Tiểu Phi (Trung Quốc) là một người phụ nữ có tư duy độc lập, mạnh mẽ. Chính vì thế trước khi kết hôn, Tiểu Phi đã thỏa thuận trước với chồng rằng sau khi có con, một trong những đứa trẻ sẽ mang họ của mẹ còn lại là mang họ bố. Chồng Tiểu Phi cũng đồng ý với điều đó.

May mắn, ngay lần sinh con đầu tiên Tiểu Phi đã hạ sinh một cặp song sinh vô cùng đáng yêu. Hai vợ chồng Tiểu Phi hạnh phúc và tuân theo thỏa thuận trước đó về họ của các con: Con lớn mang họ bố và con nhỏ mang họ mẹ.

Cặp sinh đôi một bé mang họ mẹ, một bé mang họ cha, sự khác biệt quá rõ khi lớn lên khiến mẹ ân hận - 1

Trong mắt vợ chồng Tiểu Phi hai con đều như nhau, không có sự khác biệt nhưng nhiều điều khác trong cuộc sống trong quá trình các bé trưởng thành đã đem đến điều khác biệt rõ rệt cho các bé.

Ví dụ như khi bà nội chăm sóc các cháu, bà luôn ưu ái đứa trẻ mang họ bố hơn là đứa trẻ mang họ mẹ. Tiểu Phi nhìn thấy rõ sự bất công của mẹ chồng. Dần dần Tiểu Phi cũng nhận ra tính cách con lớn mang họ bố cũng mạnh mẽ, độc đoán hơn trong khi con nhỏ rụt rè, thường xuyên khóc với mẹ về sự thiên vị của bà nội.

Cặp sinh đôi một bé mang họ mẹ, một bé mang họ cha, sự khác biệt quá rõ khi lớn lên khiến mẹ ân hận - 2

Tiểu Phi đã nhiều lần đấu tranh với mẹ chồng, yêu cầu bà phải đối xử công bằng với hai đứa trẻ. Mẹ chồng mặc dù cũng tiếp thu lời Tiểu Phi nói nhưng từ tận đáy lòng, bà luôn cho rằng cháu lớn gần gũi với bà hơn vì bé mang họ của bố, là cháu của dòng họ nhà bà và đương nhiên bà phải yêu cháu của mình nhiều hơn.

Không chỉ thế, khi hai đứa trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo thường xuyên nhận về những câu hỏi của mọi người rằng "Hai đứa trẻ là cặp song sinh, tại sao lại không cùng họ?". Một số người ác ý còn bàn tán sau lưng, họ cho rằng đứa trẻ mang họ mẹ là "kết quả" của cuộc hôn nhân giữa Tiểu Phi và chồng trước. Tiểu Phi mang theo con để lấy chồng hiện tại và sinh ra được đứa trẻ mang họ bố. "Nếu không đúng như vậy thì tại sao cháu không mang họ bố mà lại mang họ mẹ?" - một người bày tỏ sự thắc mắc dành cho đứa trẻ.

Cặp sinh đôi một bé mang họ mẹ, một bé mang họ cha, sự khác biệt quá rõ khi lớn lên khiến mẹ ân hận - 3

Tiểu Phi lúc này cảm thấy vô cùng ân hận. Bà mẹ bắt đầu suy nghĩ liệu việc kiên quyết cho con song sinh, mỗi bé theo họ của một người là đúng hay sai?

Cặp sinh đôi một bé mang họ mẹ, một bé mang họ cha, sự khác biệt quá rõ khi lớn lên khiến mẹ ân hận - 4

Thực tế câu chuyện trên không phải là trường hợp hiếm gặp bởi cha mẹ hiện đại có nhiều quan niệm khác nhau và họ thường không quan tâm đến họ của con cái. Việc con cái lấy họ của bố đã là truyền thống hàng trăm nghìn năm nay còn việc đứa trẻ mang họ mẹ thường không được nhiều người hiểu rõ nên đôi khi việc con cái lấy họ mẹ có thể gây ra rất nhiều rắc rối cho cả người lớn và đứa trẻ.

Chính vì thế nếu bố mẹ cương quyết cho con sinh đôi của mình, mỗi bé theo họ của một người khác nhau, cha mẹ nên:

Cặp sinh đôi một bé mang họ mẹ, một bé mang họ cha, sự khác biệt quá rõ khi lớn lên khiến mẹ ân hận - 5

Đầu tiên, vun đắp mối quan hệ giữa hai đứa trẻ

Trẻ sinh đôi có mối liên kết tình cảm tự nhiên dựa trên huyết thống và mối quan hệ gia đình, trái tim của trẻ cũng gần gũi hơn. Cha mẹ nên giáo dục, hướng dẫn con đúng cách để hai con yêu thương nhau, vun đắp mối quan hệ giữa con cái và nhận thức được tầm quan trọng của các thành viên trong gia đình. Để con cái biết rằng tất cả các thành viên trong gia đình là không thể thiếu.

Các thành viên trong gia đình không chỉ có cha mẹ mà còn là anh chị em, khi trẻ có khái niệm về gia đình, trẻ sẽ coi trọng mối quan hệ gia đình hơn, mối quan hệ giữa hai trẻ sẽ sâu sắc hơn.

Cặp sinh đôi một bé mang họ mẹ, một bé mang họ cha, sự khác biệt quá rõ khi lớn lên khiến mẹ ân hận - 6

Thứ hai, chú ý kịp thời những thay đổi của trẻ

Dù cặp song sinh có cùng họ với ai thì hai đứa trẻ vẫn là những người thân thiết nhất, cùng cha mẹ, mối quan hệ giữa chúng nên hòa hợp hơn, cha mẹ nên kịp thời chú ý đến những thay đổi về mặt cảm xúc của cặp song sinh. Nếu có mâu thuẫn giữa hai đứa trẻ, cha mẹ nên giao tiếp kịp thời với trẻ và giúp giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt để tránh rạn nứt tình cảm ở trẻ.

Cha mẹ nên làm gì khi con mang họ mẹ - Là “đặc biệt” nhưng cũng phải “bình đẳng”

Quyết định của các bậc cha mẹ trẻ cho con theo họ mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như yêu cầu của gia đình bên ngoại, mong muốn cải thiện địa vị gia đình của người mẹ hay "lời chứng" về mối quan hệ sâu sắc của hai vợ chồng... Tuy nhiên, sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh nếu trẻ mang họ mẹ, cha mẹ phải cân nhắc kỹ lưỡng để tránh gây ra những rắc rối không đáng có cho con mình.

Cặp sinh đôi một bé mang họ mẹ, một bé mang họ cha, sự khác biệt quá rõ khi lớn lên khiến mẹ ân hận - 7

1. Cha mẹ nên đối xử “bình đẳng” với cả hai con

Hai đứa trẻ sinh đôi tuy có họ khác nhau nhưng đều là báu vật của cha mẹ, cha mẹ phải đối xử bình đẳng với con cái, không nên ưu ái hay coi thường hai đứa trẻ vì khác họ, để tránh việc con cái bị tách khỏi cha mẹ. Cha mẹ nên quan tâm và đồng hành cùng các con nhiều hơn, hãy để trẻ cảm nhận được tình yêu thương bình đẳng của cha mẹ.

Cặp sinh đôi một bé mang họ mẹ, một bé mang họ cha, sự khác biệt quá rõ khi lớn lên khiến mẹ ân hận - 8

2. Đừng để người già hai bên đối xử “đặc biệt” với cháu

Bất kể đứa trẻ lấy họ cha hay họ mẹ, cha mẹ và ông bà đều không được ưu ái bất kỳ đứa trẻ nào, không được đối xử khác biệt với trẻ và không được khiến trẻ xa lánh mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ.

Cặp sinh đôi một bé mang họ mẹ, một bé mang họ cha, sự khác biệt quá rõ khi lớn lên khiến mẹ ân hận - 9

3. Yêu cầu người thân, bạn bè không dùng lời nói làm tổn thương trẻ

Nếu đứa trẻ mang họ của mẹ, không những gia đình không hiểu, không tán thành mà người thân, bạn bè cũng có thể có thành kiến, hiểu lầm, thậm chí có thể trêu chọc trẻ bằng lời nói. Vì thế hãy nhắc nhở bất kì ai nếu họ trêu chọc về họ của con bạn.

Con dâu quyết đặt tên cho con theo họ mẹ, bố chồng đại gia không nói một lời mà ra quyết định bất ngờ