Bố mẹ thường mong muốn con trẻ đi ngủ sớm để có thể có một sức khỏe tốt sau khi thức dậy. Tuy nhiên, chất lượng giấc ngủ của trẻ lại không hề được đánh giá đơn giản thông qua số giờ ngủ trên giường mà còn bắt nguồn từ việc trẻ có một giấc ngủ không gián đoạn.
Để có được một sức khỏe tốt, trẻ không chỉ cần một giấc ngủ chất lượng mà bố mẹ cũng cần chú ý tới các hội chứng như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thường gặp ở trẻ nhỏ - một loại rối loạn giấc ngủ, trong đó nhịp thở của con bị chặn một phần hoặc hoàn toàn, lặp đi lặp lại trong khi ngủ (viết tắt là OSA).
Tuy nhiên hội chứng này lại có thể dễ dàng được phát hiện bằng 3 bước đơn giản, bố mẹ nên thường theo dõi, quan sát giấc ngủ của con để có thể phát hiệm sớm.
Nguồn ảnh: Smartparents
Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở trẻ em là gì (OSA)?
OSA ở trẻ em là một triệu chứng rối loạn giấc ngủ, trong đó tình trạng hơi thở của trẻ bị tắc nghẽn. Điều này gây giảm lượng không khí và oxi đủ cần thiết cho sự tái tạo và phát triển toàn diện của trẻ khi ngủ.
Hội chứng OSA chưa được nghiên cứu rộng rãi nên một số chuyên gia chưa có cái nhìn chính xác và chẩn đoán đúng tình trạng ngưng thở ở trẻ em do tắc nghẽn. Vì không phổ biến, bố mẹ cũng thường xuyên bỏ qua tình trạng này và xem nhẹ tác dụng phụ của chúng.
Một cuộc khảo sát gần đây của một nhóm sinh viên Đại học Công nghệ Nanyang cho thấy hơn 80% phụ huynh Singapore không biết về hội chứng OSA ở trẻ em.
Tại sao bố mẹ nên chú ý đến hội chứng OSA ở trẻ?
Theo như các nghiên cứu chỉ ra, hội chứng OSA làm giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ, tình trạng thiếu ngủ như vậy có thể ảnh hưởng đến thể chất và sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ ngủ không ngon, trẻ có thể trở nên cáu kỉnh vào buổi sáng, hoặc cũng có thể gây ra tình trạng hiếu động thái quá, làm giảm sự phát triển nhận thức và thể chất. Thậm chí, hội chứng tưởng chừng đơn giản này lại có thể làm phát sinh các vấn đề về tim mạch trong tương lai.
Hơn 10.000 trẻ nhỏ ở Singapore mắc chứng rối loạn giấc ngủ OSA nhưng nhiều bố mẹ có con nhỏ không hề hay biết. Trên thực tế, chín trong số 10 phụ huynh Singapore không thể xác định chính xác các triệu chứng của bệnh OSA ở trẻ em.
Trẻ mắc hội chứng tắc nghẽn hơi thở trong lúc ngủ sẽ thay đổi nhiều tư thế, hơi thở mạnh.
Bố mẹ nên làm gì khi nghi ngờ con mình bị OSA?
Nếu bố mẹ nghi ngờ rằng con mình có thể bị OSA hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra, hoặc tìm đến một chuyên gia về giấc ngủ nhi khoa để được tư vấn. Chuyên gia cũng sẽ cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị hội chứng OSA ở trẻ.
3 cách phát hiện trẻ ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
Thực hiện theo ba bước trong biểu đồ đơn giản sau để tìm hiểu xem con bạn có đang mắc chứng OSA hay không?
Quan sát giấc ngủ bồn chồn, không yên của trẻ
Một đứa trẻ bị tắc nghẽn đường thở sẽ điều chỉnh tư thế ngủ của mình theo bản năng để giải phóng đường thở. Điều này dẫn đến việc trẻ di chuyển thường xuyên trong khi ngủ để tìm một vị trí thích hợp. Các dấu hiệu của điều này có thể bao gồm gối và chăn bị rơi xuống sàn và ga trải giường nhàu nhĩ.
Chú ý các tư thế ngủ bất thường
Sau khi vật lộn để tìm một vị trí thích hợp để giải phóng đường thở, trẻ mắc chứng OSA có thể nằm ở một tư thế ngủ bất thường. Điều này thường tạo thành hiện tượng ưỡn cổ ra sau và hướng ra ngoài, một vị trí có thể giải phóng đường thở. Các tư thế ngủ điển hình ở trẻ mắc hội chứng OSA bao gồm vị trí của đầu thường nghiêng khỏi giường, ngồi lên giường để ngủ và sử dụng gối để tựa đầu ra sau.
Bố mẹ nên chú ý quan sát giấc ngủ của con để phát hiện kịp thời trẻ có mắc hội chứng tắc nghẽn hơi thở khi ngủ hay không.
Thói quen ngủ ngáy ở trẻ
Trái ngược với những gì nhiều người nghĩ, thói quen ngủ ngáy không chỉ là kết quả của tình trạng kiệt sức mà trên thực tế là dấu hiệu của một đường thở bị tắc nghẽn. Trẻ bị OSA thậm chí có thể ngủ ngáy tần suất 3 đêm/ tuần hoặc nhiều hơn thế.
Cha mẹ hãy áp dụng phương pháp 3 bước đơn giản mỗi đêm để đảm bảo rằng con bạn có được giấc ngủ chất lượng! Để biết được chính xác trẻ có mắc hội chứng OSA hay không, bạn sẽ cần sử dụng trong vài tuần để xác định. Ba triệu chứng này kết hợp với nhau có thể chỉ ra bệnh OSA ở trẻ và vì vậy, cha mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.