Sinh non là một trong những nỗi lo lớn nhất của mẹ bầu vì bé sinh non thường nhẹ cân, yếu ớt, đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật. Nhưng ngược lại, thai quá ngày cũng tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm cho mẹ và em bé, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng như câu chuyện của bà mẹ dưới đây.
Tiểu Lan (18 tuổi, sống tại Hồ Nam, Trung Quốc) mang bầu khi đang học lớp 12 trường trung học phổ thông. Vậy là cô phải bỏ dở chương trình học để kết hôn và sinh con. Mang bầu khi còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên mọi việc từ khám thai đến ăn uống, sinh hoạt thế nào trong thai kỳ, Tiểu Lan đều để mẹ chồng sắp xếp.
Thai kỳ trôi qua có vẻ khá suôn sẻ nhưng đến tận hơn 41 tuần, Tiểu Lan vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Cô sốt ruột hỏi mẹ chồng nhưng bà cho biết em bé ở trong bụng càng lâu sẽ càng khỏe mạnh, tăng cân, sau này sinh ra cứng cáp, dễ nuôi. Bà còn tự kiểm tra cho Tiểu Lan và thấy cổ tử cung cô vẫn đóng kín nên động viên con dâu yên tâm. Vậy là Tiểu Lan lại tiếp tục "vác" bụng bầu thêm 2 tuần mà không hề đi khám.
Yên tâm nghe lời mẹ chồng nên Tiểu Lan mang thai đến tận tuần 43. (Ảnh minh họa)
Mãi cho đến một ngày, cô giáo chủ nhiệm đến thăm Tiểu Lan mới biết được cô đã mang bầu 43 tuần mà chưa đẻ. Cô giáo khuyên Tiểu Lan nên đi khám. Lúc này, Tiểu Lan mới vội vã đến một phòng khám gần nhà kiểm tra. Vừa nghe mẹ bầu trẻ trình bày, bác sĩ tại phòng khám đã nhăn mặt rồi trách mắng sao cô chủ quan quá. Còn không kịp siêu âm, bác sĩ này lập tưcs gọi ngay xe đưa Tiểu Lan đến bệnh viện.
Tại đây, sau khi kiểm tra, Tiểu Lan lập tức được đưa lên bàn mổ vì thai đã quá ngày, có dấu hiệu bị ngạt. Trong phòng phẫu thuật, bác sĩ vừa rạch tử cung của Tiểu Lan thì một mùi khó chịu lập tức sộc lên. Nước ối của cô đục ngàu và bốc mùi. Nhưng đau lòng hơn là em bé bị ngạt do hít ối phân su, các bác sĩ lấy ra nhưng không thể cứu vãn. Vợ chồng Tiểu Lan cùng cả gia đình chỉ biết ôm nhau khóc vì hối hận.
Khi đến bệnh viện thì em bé đã không thể cứu được. (Ảnh minh họa)
Thai quá ngày nguy hiểm thế nào?
Quan niệm để thai càng lâu trong bụng càng tốt là hoàn toàn sai lầm. Nó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như sau:
- Nếu bánh nhau vẫn hoạt động tốt, thai nhi tiếp tục phát triển lớn thêm, khi sinh có khả năng đẻ khó do con to (kẹt vai, sang chấn nhiều cho cả mẹ lẫn con hoặc không sanh được phải mổ lấy thai…). Thêm vào đó lượng nước ối có thể cạn dần, không gian hoạt động của em bé hẹp lại. Khi sinh em bé dễ bị suy hô hấp do cơn gò tử cung làm chèn ép dây rốn.
- Ngược lại nếu bánh nhau bị thoái hoá, thai nhi sẽ không được nuôi dưỡng tốt, có thể tử vong trong bụng mẹ hoặc trong khi sanh; hoặc em bé sẽ bị suy dinh dưỡng, da dẻ nhăn nheo và sức đề kháng kém.
- Thai quá ngày còn có thể xảy ra hiện tượng thai nhi thải phân su ra nước ối, chính em bé hít phải dễ dẫn đến ngạt. Nước ối đục cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung của người mẹ.
Bà bầu nên làm gì khi quá ngày dự sinh?
Nếu người mẹ không chuyển dạ trước ngày dự sinh 40 tuần, trước tiên cần phải ổn định cảm xúc và bình tĩnh. Bởi vì miễn là việc siêu âm định kỳ bình thường, đừng quá lo. Nhưng hãy nhớ duy trì đếm chuyển động của thai nhi và sau đó lặng lẽ chờ khoảnh khắc con muốn ra đời.
Nếu không có chuyển động trong hơn 41 tuần, bạn cần để bác sĩ quyết định. Nếu sản phụ có một số biến chứng khi mang thai, chẳng hạn như huyết áp khi mang thai, tiểu đường thai kỳ, vv, bác sĩ có thể can thiệp y tế trong thời gian sinh dự kiến hoặc thậm chí sớm hơn để đảm bảo an toàn cho mẹ và trẻ ở mức độ lớn nhất.