Người xưa có câu: "Chỉ cần đứa trẻ được giữ ấm đôi chân, thì toàn bộ cơ thể sẽ được sưởi ấm." Gần đây, nhiệt độ các tỉnh miền Bắc ngày càng giảm, có xu hướng lạnh hơn. Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ hầu hết đặc biệt chú trọng việc giữ ấm đôi chân cho bé hơn.
Tuy nhiên nhiều bà mẹ thắc mắc không biết liệu đi tất cho bé khi đi ngủ có cản trở sự phát triển của con hay gây hại gì không? Theo các chuyên gia thì việc đi tất cho bé khi đi ngủ vừa có cả mặt lợi và mặt hại.
Tất giúp bảo vệ giữ đôi chân của bé ấm áp khi đi ngủ. Tuy nhiên đôi khi việc đi tất cho bé lúc ngủ cũng có thể gây hại đến sức khỏe của bé đặc biệt là các bé mới sinh. Vì vậy, các mẹ cần hiểu rõ khi nào và tại sao nên mang tất cho bé khi ngủ.
Lợi ích khi mang tất cho trẻ đi ngủ vào mùa đông
Giữ ấm đôi chân
Chứng chân tay lạnh thường gặp ở những người bị bệnh tim hoặc thiếu máu… Ngoài ra, phụ nữ trong ngày kinh nguyệt, trẻ em, người căng thẳng cũng dễ mắc triệu chứng này.
Những ngày đông lạnh giá, việc đi tất khi ngủ giúp đôi chân bé được giữ ấm, mẹ cũng yên tâm hơn.
Hạn chế việc ra mồ hôi vào ban đêm
Đi tất chân cho trẻ khi đi ngủ giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể do quá trình tự làm mát của cơ thể được diễn ra.
Đây là một cách kiểm soát nhiệt độ mang lại lợi ích ngăn ngừa trường hợp đổ mồ hôi đêm xảy ra hoặc các cơn nóng bừng quá mức. Cả hai trường hợp đều có thể dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ.
Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu, nên cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt hơn.
Ngăn ngừa mắc bệnh Raynaud
Theo nhiều nghiên cứu, việc cho trẻ đi tất chân khi đi ngủ giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể ngăn ngừa sự tấn công của căn bệnh Raynaud.
Bệnh Raynaud là một căn bệnh hiếm gặp có ảnh hưởng đến các tế bào máu được gây ra do cơ thể bị nhiễm lạnh. Bệnh thường xảy ra ở các ngón tay, ngón chân, chóp mũi và tai. Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến lở loét hoặc hoại tử.
Tác động xấu có thể ảnh hưởng đến trẻ nếu đi tất quá nhiều khi ngủ vào mùa đông
Bên cạnh các lợi ích kể trên thì đi tất cho bé khi ngủ cũng có thể tiềm ẩn một số tác động xấu sau đây:
Tăng nguy cơ mắc bệnh da chân
Một số bà mẹ vì quá lo lắng con bị nhiễm lạnh nên thường mặc nhiều lớp quần áo và đeo tất chân cho con khi ngủ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bé dần nóng lên, và khi bé đổ mồ hôi trong khi đi tất, rất dễ khiến làn da non nớt của trẻ mắc các bệnh ngoài da.
Khi trẻ ra mồ hôi thì vi khuẩn phát triển nhiều nhất ở bàn chân, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tình trạng bé bị nấm chân, nếu nặng thì da sẽ bị lở loét. Điều này sẽ dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn, hệ miễn dịch của trẻ cũng bị rối loạn, thậm chí gây khó chịu về thể chất, sức khỏe bị ản hưởng.
Trong một số trường hợp cần, mẹ có thể đeo tất chân cho bé khi ngủ.
Cản trở sự phát triển của chân
Khi bé đi tất quá chật khi đi ngủ thì có thể làm giảm tuần hoàn máu, cản trở sự phát triển bình thường của bản chân. Để tránh tình trạng này mẹ nên chọn các loại tất có chất liệu tự nhiên và không quá chật với chân bé.
Tăng nguy cơ đột tử
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chưa thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể như người trưởng thành và trẻ lớn. Nếu bố mẹ không theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé khi đi ngủ thường xuyên thì việc đi tất ban đêm có thể khiến bé bị quá nóng dẫn đến làm tăng nguy cơ đột tử.
Vậy trường hợp nào bé có thể đeo tất chân đi ngủ vào mùa đông?
Việc đi tất chân để giữ ấm cho bé khi ngủ là cần thiết, tuy nhiên theo các chuyên gia cha mẹ chir nên áp dụng trong những trường hợp sau:
Khi chân bé vẫn lạnh trong chăn bông
Nếu cơ thể bé được sưởi ấm bằng chăn bông nhưng vẫn cảm thấy lạnh, lúc này, mẹ có thể đi tất cho bé, vì điều này cho thấy trẻ đang rất lạnh.
Do quá trình trao đổi chất của trẻ cao hơn người lớn nên việc chân bé bị lạnh là điều bình thường, tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý, bé rất dễ bị lạnh nếu không được ủ ấm trong thời gian dài.
Mẹ cũng nên chú ý đến nhiệt độ phòng, để giữ ấm cho con.
Em bé sơ sinh 1 tháng tuổi
Đối với em bé sơ sinh khoảng 1 tháng tuổi, sức đề kháng của trẻ lúc này vẫn rất thấp, một cái lạnh nhẹ sẽ làm cho em bé bị ốm.
Vì vậy, bàn chân bé nhỏ của trẻ sơ sinh có thể luôn bị lạnh, để tránh trường hợp bé bị ôm chân do lạnh chân, nhiều bác sĩ cũng đã đề nghị nên cho bé bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi mang tất khi ngủ. Và trang thiết bị giữ ấm cũng cần đầy đủ hơn, nếu không rất dễ khiến bé bị ốm.
Nhiệt độ phòng dưới 20 độ C
Nếu nhiệt độ phòng thấp hơn 20 độ C mẹ nên đi tất cho bé, bởi nhiệt độ này có thể khiến bé dễ bị cảm lạnh, mẹ cũng lưu ý nên mặc quần áo vừa đủ ấm và không nên đi tất quá dày cho con.
Những cách giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, cha mẹ nên lưu ý
Ngoài việc mang tất khi ngủ, mẹ có thể tham khảo những cách giữ ấm khác cho trẻ sơ sinh sau đây:
Chú ý đắp chăn, mặc ấm cho trẻ
Giữ ấm cho trẻ bằng đắp chăn, mặc ấm không có nghĩa là mẹ mẹ cho trẻ mặc quá kín, đắp chăn thật dày. Bởi vậy, mẹ cần tránh sai lầm này để tránh bé cảm thấy khó chịu, ngủ không ngon giấc và ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Đối với các trẻ sinh non, có sức khỏe yếu hơn mẹ có thể cho trẻ đội thêm mũ để giữ ấm cho cơ thể của trẻ. Mẹ cũng có thể cho trẻ mặc những bộ đồ liền sẽ có khả năng giữ ấm tốt hơn.
Mẹ có thể lót một lớp chăn ấm dưới trẻ và đắp cho trẻ 1 chiếc chăn mỏng nhẹ nếu cần thiết. Đừng đắp cho trẻ một chiếc chăn quá nặng bởi có thể khiến trẻ bị khó thở trong khi trẻ không có khả năng để tự mình đẩy chiếc chăn ra.
Chú ý về nhiệt độ của phòng
Mẹ nên chú ý giữ cho nhiệt độ của phòng vừa phải, khoảng 28 độ C là phù hợp đối với trẻ. Mặc dù vậy, mẹ nên nhớ không nên khiến trẻ bị nóng khi ngủ, chỉ cần giữ phòng ở nhiệt độ vừa phải là phù hợp. Nhiệt độ quá cao cũng không hề tốt cho sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể gây ra nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Nếu thấy trẻ bị toát mồ hôi, tóc ẩm, sờ vào bụng bé thấy nóng, có thể nhiệt độ đang quá cao, mẹ nên cất bớt chăn ga không cần thiết để trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái nhất.
Khi đưa bé ra ngoài, mẹ nên đeo thêm tất chân, bao tay, đội mũ cho con.
Đóng kín cửa, tránh gió lạnh
Mẹ hãy chú ý đóng cửa sổ để tránh gió lùa vào tuy nhiên không được quá bí bởi có thể ảnh hưởng đến hô hấp cũng như giấc ngủ của trẻ.
Cho trẻ uống sữa đầy đủ
Việc cho bé bú thường xuyên sẽ kích thích tuyến sữa của mẹ tiết ra nhiều hơn, và khi bé bú cũng làm cho thân nhiệt tăng lên, tăng sức để kháng giúp bé tránh ốm vặt vào mùa đông.
Đeo thêm tất chân, bao tay, đội mũ khi đưa bé ra ngoài
Nhiệt độ môi trường bên ngoài thường thấp hơn so với nhiệt độ phòng, do đó trong những trường hợp cần đưa bé ra ngoài, mẹ nên chú ý đeo thêm tất chân, bao tay, đội mũ để giữ ấm cho con.