Nhìn vào những vết thương trên cơ thể của con, nước mắt tôi cứ rơi không ngừng và càng kiên quyết phải chiến đầu đến cùng.
Ảnh minh họa
Năm tôi 20 tuổi thì bố tôi qua đời. Trước khi ông mất, tôi được nhắn nhủ lại phải trở thành vợ của con trai một người đàn ông giàu có trong làng để giúp bố trả hết số nợ, cho mẹ và các em bớt khổ. Cũng chính không còn cách nào khác nên tôi buộc lòng phải đồng ý cưới con trai của chủ nợ.
Sau khi về chung một nhà với người đàn ông đó, tôi sinh một cô con gái đầu lòng và bắt đầu quãng thời gian như bị giam cầm trong căn nhà. Anh ta chỉ coi tôi như một người giúp việc trong nhà, bắt tôi phải an phận sinh con, chăm sóc con và cơm nước nhà cửa. Không chịu nổi cảnh sống tù túng và mất quyền tự do nhưng thương con gái nên tôi cứ nấn ná chuyện ra đi.
Khi con gái được 5 tuổi tôi mới quyết định sẽ ly hôn với người đàn ông đó vì tôi biết dù sao hiện tại anh ta cũng không mặn nồng cuộc hôn nhân này, đã có người tình bên ngoài và nhiều lần công khai đưa về nhà. Tuy nhiên điều tôi lo sợ cũng đã xảy ra khi đặt vấn đề ly hôn. Anh ta nói:
- Ly hôn thì cũng được thôi vì đằng nào chúng ta cưới nhau cũng không phải vì yêu nhau. Thế nhưng sau khi ly hôn, con gái sẽ ở với tôi. Tôi biết cô có một ít tiền tích lũy nhưng đứa trẻ sống với tôi chắc chắn sẽ có cuộc sống tốt hơn. Tôi sẽ cho cô thêm một chút tiền nữa, đi thật xa để mà làm lại cuộc đời.
- Tôi xin anh, tôi không cần tiền của anh làm gì, chỉ mong anh hãy để tôi nuôi con. Tôi hứa sẽ tạo mọi điều kiện cho anh và con được gặp gỡ, cho anh được làm tròn bổn phận người cha.
- Nực cười, không có chuyện đó đâu nên cô cũng đừng cố gắng theo đuổi điều đó làm gì.
Ảnh minh họa
Tôi biết, anh ta không yêu tôi cũng không muốn sống chung với tôi từ lâu nữa nhưng anh ta rất yêu con gái nên việc để tôi nuôi con gái là điều không thể. Đó cũng chính là lý do tôi trì hoãn việc ly hôn nhiều năm qua. Vì tôi biết nếu con ở với bố, việc thăm nom con của tôi cũng gặp nhiều khó khăn, thậm chí là sẽ không bao giờ gặp được như lời anh ta nói.
Cuối cùng mọi cố gắng của tôi cũng không thể thắng nổi chồng cũ, con gái được tòa giao cho bố nuôi dưỡng và tôi chỉ được quyền thăm nom.
Thực tế là vậy nhưng trong suốt 3 tháng sau khi ly hôn tôi dường như "mất trắng" con gái vì chồng cũ tìm cách ngăn cản không cho tôi gặp con. Nhiều lần tìm đến nhà, đến trường để gặp con tôi đều không gặp được. Không biết con sống ra sao vì sau khi ly hôn tôi 1 tháng anh đã lấy vợ mới. Tôi nhớ thương con rất nhiều.
Ông trời đúng là "có mắt", tôi tình cờ gặp con gái đi trên phố một mình. Biết đây là cơ hội hiếm hoi vì dường như lúc nào anh cũng cho người đưa đón con đi học, đi chơi nhưng hôm nay lái xe lại mang xe đi sửa nên con đi bộ về nhà.
Hai mẹ con gặp nhau, đứa trẻ đã khóc rất nhiều khiến tôi nghĩ con vì con quá nhớ mẹ. Thế nhưng sự thật lại không phải vậy. Tôi phát hiện khắp cơ thể con có một vài vết bầm tím, hỏi ra mới biết con bị mẹ kế đánh.
- Bố có biết chuyện này không? Sao ông ta lại để cho người đàn bà đó đánh con?
- Bố đi công tác nước ngoài nên không biết. Bố rất ít khi ở nhà nên cũng không có thời gian nói chuyện với con. Với cả bà ta bảo con không được nói cho bố biết không thì con sẽ bị đánh nhiều hơn.
Ảnh minh họa
Tôi òa khóc khi nghe những gì con gái nói và tưởng tượng ra được những gì con phải chịu đựng. Mới chỉ hơn 3 tháng xa mẹ, con gái tôi đã quá thiệt thòi rồi. Thương con nhưng tôi chợt có vài ý nghĩa lóe ra trong đầu nên mừng rỡ vô cùng. Phải chăng đây là cơ hội của mình, bằng cách này tôi sẽ đưa con về sống với mình. Dù chỉ còn một chút hy vọng tôi cũng sẽ chiến đấu đến cùng.
Tôi chụp lại toàn bộ những vết thương trên người của con sau đó gửi đơn lên tòa để kiện chồng cũ cùng vợ mới của anh ta tội bạo hành con gái tôi và đã được tòa chấp thuận. Chồng cũ cũng hoàn toàn bất ngờ với những vết thương của con gái nhưng anh ta vẫn cố tranh giành quyền nuôi con với tôi. Tôi đang trong quá trình đấu tranh và quyết theo vụ kiện đến cùng để hai mẹ con có thể đoàn tụ.
Tâm sự từ độc giả hanhtran...
Theo quy định, sau khi bố mẹ ly hôn, trẻ dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng. Với trẻ lớn hơn sẽ được giao cho bố hoặc mẹ tùy vào thỏa thuận của cả hai. Tuy nhiên dù trẻ sống với ai, cả bố và mẹ đều có trách nhiệm và quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trong trường hợp 1 trong 2 người có ý định giành quyền nuôi con từ người kia cần có những bằng chứng xác thực về việc trẻ bị bạo hành, có cuộc sống không tốt... khi số với bố/mẹ hoặc người mới của bố/mẹ.
Tựu chung lại, dù trẻ sống với ai sau khi bố mẹ ly hôn thì người làm cha làm mẹ đều có chung trách nhiệm nuôi con, quan tâm và chăm sóc con để đứa trẻ được hưởng trọn vẹn tình yêu thương của bố mẹ. Bên cạnh đó có thể sớm phát hiện ra những vấn đề mà trẻ gặp phải giống như câu chuyện phía trên.
Sự quan tâm và yêu thương
Bố và mẹ đều có trách nhiệm cung cấp tình yêu và sự quan tâm cho con cái sau ly hôn. Trẻ cần cảm nhận được rằng bé vẫn được yêu thương và quan tâm từ bố mẹ. Điều này đòi hỏi sự hợp tác và tôn trọng con cái ở cả bố và mẹ.
Thỏa thuận về chăm sóc
Bố và mẹ cần thảo luận và đưa ra thỏa thuận về việc chăm sóc con cái sau ly hôn. Điều này bao gồm việc xác định lịch trình gặp gỡ, quyết định về việc đưa đón con và phân chia trách nhiệm trong việc chăm sóc hàng ngày. Thỏa thuận rõ ràng và công bằng giúp trẻ cảm thấy an toàn và ổn định.
Tài chính
Bố và mẹ cần cùng nhau đảm bảo sự ổn định tài chính nuôi con cái sau ly hôn. Điều này bao gồm việc chia sẻ trách nhiệm về chi phí hàng ngày, giáo dục và các hoạt động khác của con. Một sự hợp tác và sự minh bạch về tài chính sẽ giúp tránh xung đột và đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.
Trò chuyện với con thường xuyên
Một giao tiếp hiệu quả giữa bố và mẹ là yếu tố quan trọng trong việc nuôi dưỡng con sau ly hôn. Dù có khác biệt và xung đột, việc trao đổi thông tin về con cái và thảo luận về quyết định quan trọng liên quan đến con cần được thực hiện một cách lịch sự và xây dựng. Giao tiếp tốt giữa hai bên giúp giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường tốt cho con cái.
Tôn trọng quyền lợi và quyết định của con
Bố và mẹ cần tôn trọng quyền lợi và quyết định của con cái. Lắng nghe ý kiến của trẻ và cho phép bé tham gia vào quá trình ra quyết định về những vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý và tự tin trong việc đưa ra quyết định.
Tạo môi trường ổn định
Một môi trường ổn định và tốt lành là yếu tố quan trọng để trẻ phát triển và thích ứng sau khi bố mẹ ly hôn. Bố và mẹ cần cùng nhau làm việc để tạo ra một môi trường đồng nhất và ổn định cho con cái. Điều này bao gồm việc duy trì một lịch trình ổn định, quy tắc và quy định rõ ràng, và sự đồng thuận trong việc áp dụng các giá trị và quyền lợi trong việc nuôi dưỡng con.