Cả nhà cùng đi mua sắm là một trong những công việc thường xuyên của các gia đình, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ. Tuy nhiên, với các ông bố bà mẹ, giờ đây mỗi lần đi siêu thị mua đồ, ngoài việc lựa chọn sản phẩm tốt và hợp túi tiền thì việc trông chừng các con xem ra là nhiệm vụ còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Đơn giản vì những cô bé, cậu bé lém lỉnh này sẽ bày ra không biết bao nhiêu trò nghịch ngợm khiến bố mẹ không kịp trở tay.
Siêu thị với rất nhiều hàng hóa luôn làm trẻ tò mò.
Đầu tiên, việc lựa chọn và mua sắm các sản phẩm của cha mẹ - mục đích chính khi đến siêu thị sẽ bị ảnh hưởng. Thứ hai, khi đưa trẻ đi siêu thị, một trong những điều không thể tránh khỏi là khi trẻ bắt gặp món gì ngon hay vui trong siêu thị đều đòi mẹ mua. Tình cảnh này thường xuyên xảy ra và nếu bị từ chối, trẻ có thể sẽ gào góc, ăn vạ giữa chốn đông người.
Ở một giai đoạn nhất định, trẻ nhỏ thường có thói quen thích cầm nắm mọi thứ xung quanh chúng. Chỉ cần xung quanh có gì thú vị, nhất là những đồ mới lạ, bé sẽ cầm lên và nghịch ngợm. Vấn đề chính là trẻ có thể chỉ một phút mẹ lơ đễnh, sẽ bóc luôn món hàng còn đang nằm trên kệ và chưa được thanh toán, trong trường hợp này phải làm sao? Câu chuyện dưới đây chính là một minh chứng cho rắc rối đó.
Lơ đễnh một phút con mở lắp lon nước chưa thanh toán
Xiaotong có một cô con gái tròn 1 tuổi, cô ở nhà chăm con vì chồng phải đi làm và phải tự mình đi siêu thị để mua nhu yếu phẩm. Xiaotong thường đặt con vào giỏ trước, chỉ để ngăn cô bé chạy lung tung. Thế nhưng, có một lần vì khá vội, cô đã để con gái tự đi bên cạnh mẹ để hoàn thành việc mua sắm và nhanh chóng về nhà.
Trong một khoảnh khắc không để ý, con gái Xiaotong nhìn thấy những chai đồ uống màu sắc và lấy một chai trên kệ hàng xuống và mở lon uống ngon lành. Sự việc diễn ra khá nhanh khiến Xiaotong “trở tay không kịp”, cô dắt con đi thanh toán chai nước và một vài nhân viên bất ngờ chạy ra yêu cầu Xiaotong bồi thường.
Sự việc diễn ra khá nhanh khiến Xiaotong “trở tay không kịp”.
Xiaotong nhìn bối rối, dù biết con gái mình không đúng nhưng tự hỏi tại sao lại phải trả một khoản tiền gấp 10 lần? Sau đó, nhân viên giải thích rằng theo quy định, nếu khách hàng sử dụng thực phẩm chưa thanh toán sẽ phải bồi thường. Đối mặt với việc này, Xiaotong rất bình tĩnh giải thích rằng đứa trẻ uống nước vì khát, và cô không cố ý để con gái làm điều này, hơn nữa Xiaotong cũng không trốn chạy mà đang trên đường đi thanh toán chai nước con gái cô đã mở lon.
Nhân viên siêu thị yêu cầu Xiaotong đền 10 lần tiền lon nước.
Giống như đi ăn nhà hàng, ăn no bụng trước, trả tiền sau khi ăn không có gì sai. Hơn nữa nếu thật sự trả gấp 10 lần thật sự rất quá đáng. Trước những lý lẽ của Xiaotong, các nhân viên siêu thị do dự một lúc, sau đó, người quản lý của siêu thị đến để giải quyết mâu thuẫn và nói rằng nhân viên sợ Xiaotong sẽ không thanh toán và quy định của siêu thị đặt ra để tránh những tình huống giống thế này nên đã làm như vậy.
Trên thực tế, đưa trẻ đi siêu thị sẽ không tránh khỏi những rắc rối giống như vậy, và không phải khi nào cha mẹ trả tiền và bồi thường là xong. Chẳng hạn như việc bé cầm nắm món đồ gì đó ở siêu thị về nhà, mẹ có thể không biết thì sẽ ảnh hưởng đến chuyện bán hàng của siêu thị.
Dạy trẻ ngoan khi đi siêu thị bằng những mẹo sau đây
1) Thiết lập các quy tắc
Khi đưa trẻ đi siêu thị, con sẽ rất thích thú với những kệ hàng rất nhiều hàng hóa bắt mắt. Do đó, không tránh khỏi việc con sẽ thích thú muốn nghịch ngợm, chỉ khi cha mẹ nói rõ ràng với trẻ thì trẻ mới có thể hiểu được rằng những món đồ này không được phép nghịch ngợm. Hãy thiết lập những quy tắc như: Con không được bóc đồ khi mẹ chưa cho phép, con không được lấy đồ từ các kệ hay đụng vào đồ dễ vỡ sẽ rất nguy hiểm…
Ngoài ra, trẻ muốn "mua" khi nhìn thấy những gì trẻ thích, thực tế việc "mua" trong tư duy của trẻ lúc này chỉ đơn giản là việc lấy thứ kia cho mình. Trẻ chưa hiểu thế nào là khái niệm về mua, về việc phải trả tiền. Trẻ chưa hình dung đây là sự trao đổi hàng hóa cần có tiền mới được sở hữu.
2) Cha mẹ làm gương
Cha mẹ phải làm gương cho con, ví dụ khi đưa con đi mua sắm, nếu cha mẹ không trả tiền cho đồ uống trong siêu thị, con cái của họ sẽ học theo cách tương tự trong tương lai, và chúng thậm chí có thể cảm thấy rằng không có gì sai trong nhận thức của chúng.
3) Không la mắng, trách phạt con ở nơi đông người như siêu thị
Ở những nơi công cộng hay siêu thị, chúng ta thường thấy cảnh trẻ con khóc lóc om sòm, cha mẹ không thể dỗ dành được con. Nhiều người thường ‘đổ thêm dầu vào lửa’, la mắng con ở nơi đông người như vậy.
Hãy kiềm chế cảm xúc của bản thân không nổi nóng với con ở nơi đông người làm trẻ xấu hổ, đồng thời dạy con không thể bộc phát tính tình nóng nảy ở nơi công cộng, nếu có gì không ổn, có thể về nhà và cùng nhau giải quyết.
4) Đặt con ngồi trong trong giỏ hàng
Luôn đặt con ngồi trong giỏ xe.
Nếu trẻ chạy lòng vòng khắp nơi, chúng sẽ nhanh chán, mệt và mè nheo với cha mẹ, đó đó nên đặt con trong giỏ hàng để con ngồi nghỉ, bé sẽ yên ắng ngồi trong giỏ hàng không còn mè nheo mẹ nữa. Ngoài ra, việc để trẻ không chạy lung tung cũng tránh được nguy cơ bị lạc (vì siêu thị khá đông người, đông kệ hàng) và cũng không cho trẻ có cơ hội nghịch các quầy hàng chưa thanh toán.
5) Bày trò chơi để con giúp một tay
Những trò tinh mắt, nhanh tay như ai tìm ra những sản phẩm, hoặc giao cho trẻ xếp vào giỏ. Tại sao không tận dụng ngay "cánh tay phải" đắc lực luôn hào hứng lại giúp trẻ có cảm giác dành chiến thắng huy hoàng, như vậy con càng thích thú.
Bày trò chơi để con giúp một tay.
Khi đi mua sắm, tại sao mẹ không luôn tiện nói cho trẻ nghe về những thực phẩm tốt cho sức khỏe, dần dần sẽ tập luôn cho bé thói quen lựa chọn đúng đắn. Dù như vậy sẽ mất nhiều thời gian hơn một chút, nhưng đổi lại là những kinh nghiệm quý báu cho con.