Con trai Bằng Kiều đang hát được tặng 1 cọc tiền 500 nghìn khiến bố cũng giật mình, phản ứng của bé quá chuyên nghiệp

Trong quá trình lớn lên của một đứa trẻ, có vô số những điều cha mẹ cần dạy dỗ. Trên thực tế, có những dấu hiệu chứng tỏ trẻ được nuôi dạy tốt, chúng có tương lai đầy hứa hẹn.

Giáo dục gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển, trưởng thành của một đứa trẻ. Nếu cha mẹ nuôi dạy tốt, trẻ sẽ lớn lên với tương lai tươi sáng, rực rỡ, cùng tính cách đáng yêu, thân thiện. Ngược lại, cha mẹ nuôi dạy không đúng cách dễ khiến trẻ trở thành con người tiêu cực.

Thực tế, chỉ cần nhìn những hành vi thường ngày của trẻ cũng có thể đoán ra trẻ đang được cha mẹ nuôi dạy như nào. Theo các chuyên gia giáo dục, nếu trẻ có những hành vi sau thì chứng tỏ cha mẹ đang nuôi dạy rất tốt:

1. Trẻ biết dỗ dành người khác

Khi một đứa trẻ thấy mẹ mình buồn, bạn bè đang khóc và tiến tới dỗ dành, điều này chứng tỏ trẻ biết quan tâm tới cảm xúc của người khác. Hơn nữa, trẻ biết đồng cảm với những nỗi buồn mà người khác đang đối mặt. Một đứa trẻ biết dỗ dành người khác như thế này chứng tỏ chúng có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao và được gia đình giáo dục tốt.

Cựu Chủ tịch Google tại Trung Quốc, ông Kai-Fu Lee từng nói rằng: "Trong bất kỳ lĩnh vực nào, EQ quan trọng gấp đôi IQ". Một người có EQ cao biết thấu hiểu, cân bằng tình cảm, cuộc sống thường rất hạnh phúc và viên mãn.

Nếu con bạn là một đứa trẻ biết dỗ dành và hiểu được cảm xúc của người khác, đó thực sự là phúc đức của bậc làm cha mẹ. Một đứa trẻ như vậy trong tương lai có thể xử lý các mối quan hệ phức tạp giữa các cá nhân một cách dễ dàng. Trẻ thường có tính cách khiêm tốn, không kiêu ngạo khi đạt được thành công. Đặc biệt, trẻ luôn được mọi người tôn trọng và kính nể.

Một người có EQ cao biết thấu hiểu, cân bằng tình cảm, cuộc sống thường rất hạnh phúc và viên mãn. Ảnh minh họa

Một người có EQ cao biết thấu hiểu, cân bằng tình cảm, cuộc sống thường rất hạnh phúc và viên mãn. Ảnh minh họa

2. Có kỷ luật, có văn hóa mọi nơi

Tính kỷ luật và cư xử có văn hóa ở trẻ cần được cha mẹ rèn từ nhỏ. Đừng cẩu thả trong cách dạy con vì nghĩ rằng chúng còn nhỏ, sẽ uốn nắn khi lớn hơn. Bởi vì trẻ em không được sinh ra với các kỹ năng ngôn ngữ xã hội, vì vậy cha mẹ cần dạy con mình về những hành vi phù hợp khi chúng còn nhỏ. Các quy tắc và hành động thực hiện bây giờ sẽ gắn bó với trẻ suốt thời thơ ấu và trưởng thành.

Nếu thấy đứa trẻ biết chào hỏi người lớn, biết chào cha mẹ mỗi khi đi học về, biết dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc trong phòng, biết tắt đèn, phụ giúp cha mẹ công việc trong nhà, biết xin phép khi ra khỏi nhà và về đúng giờ,… chứng tỏ cha mẹ đang giáo dục con đúng đắn.

Ngoài ra còn nhiều biểu hiện khác chứng tỏ con có kỷ luật như khi ở nơi công cộng, bé không làm loạn, biết xếp hàng mua vé, biết giữ trật tự, biết bỏ rác vào thùng rác...

Rèn tính kỷ luật cho con là cần thiết, cha mẹ nên nghiêm khắc dạy dỗ trẻ. Tuy nhiên, nghiêm khắc khác với việc đánh đòn, chửi mắng con trẻ. Hãy khéo léo tạo hứng thú để con tự đi vào kỷ luật. Ví dụ như thay vì quát con: "Đứng dậy đánh răng, mặc đồ ngủ và lên giường! Mau!", thì hãy nhẹ nhàng nói với chúng: "Con muốn đánh răng trước hay mặc đồ ngủ trước nào, cái nào con thích hơn nhỉ"...

3. Biết tranh luận

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Virginia ở Hoa Kỳ cho thấy: Những đứa trẻ có khả năng tranh luận với cha mẹ khi còn nhỏ sẽ có khả năng đối phó với sự khác biệt về quan điểm và áp lực trong đời sống xã hội khi lớn lên. Vì vậy, đừng nghĩ rằng những đứa trẻ thích cãi lại là hư hỏng. Trên thực tế, trẻ em cần có quan điểm và ý kiến của riêng mình về mọi thứ để trở nên quyết đoán và can đảm.

Trẻ rất thích cãi lại nhưng với thái độ khiêm tốn, nhỏ nhẹ, điều này chứng tỏ trẻ có ý thức tự giác mạnh mẽ, vốn từ phong phú, có kiến thức nên có đủ "tự tin" để bắt bẻ bạn. Vì vậy, nếu con cãi lại, đừng vội nổi giận. Điều bạn cần làm nhất là dạy con cách "ăn miếng trả miếng" sao cho đúng. Hướng dẫn con làm rõ suy nghĩ của mình, cuối cùng nêu rõ lý do, tranh luận ôn hòa và lịch sự, dần dần phát triển khả năng diễn đạt logic, sẽ rất có lợi cho sự trưởng thành của con sau này.

Những đứa trẻ có khả năng tranh luận khi còn nhỏ sẽ có khả năng đối phó với sự khác biệt về quan điểm và áp lực trong đời sống xã hội khi lớn lên. Ảnh minh họa

Những đứa trẻ có khả năng tranh luận khi còn nhỏ sẽ có khả năng đối phó với sự khác biệt về quan điểm và áp lực trong đời sống xã hội khi lớn lên. Ảnh minh họa

4. Trẻ tự làm những việc trong khả năng

Có những đứa trẻ rõ ràng có thể tự dọn phòng nhưng lại luôn nằm ỳ ra, chờ bố mẹ vào quét dọn phòng, gấp quần áo cho,... Ngược lại có những đứa trẻ rất tự lập. Chẳng những tự dọn phòng mình, trẻ còn chủ động giúp bố mẹ những công việc nhà khác như rửa bát, thu quần áo khô, cắm cơm khi bố mẹ đi làm về muộn,...

Nếu con bạn có thể làm như vậy nghĩa là bố mẹ đã làm rất tốt trong việc dạy con các kỹ năng sống, rèn cho con tinh thần trách nhiệm với công việc chung của cả gia đình,...

5. Trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao

Trẻ con rất hiếu kỳ và tò mò. Nhiều khi chúng chưa ý thức được hành động của mình nên có thể gây 1 hậu quả gì đó. Khi thấy con biết nhận lỗi và xin lỗi về việc làm của mình, mà không trả treo, đổ tội cho người khác, chứng tỏ bé là 1 người trung thực. Con được cha mẹ giáo dục rất tốt, sẵn sàng nhận lỗi và chịu trách nhiệm với việc mình làm.

Khi con quá sợ hãi mà không dám nhận lỗi, phụ huynh cũng đừng nên nổi nóng mà trách mắng, đánh đòn, hay dọa dẫm con trẻ. Điều đó chỉ làm chúng thêm sợ hãi và càng che giấu tội lỗi theo bản năng tự vệ mà thôi. Hãy từ từ khơi gợi để trẻ thật thà nói ra việc mình làm. Sau đó hãy nói với chúng rằng việc làm này là sai, sẽ để lại hậu quả như thế nào, và khi con mắc lỗi không dám nói ra, bản thân con sẽ cảm thấy buồn và bứt dứt lương tâm thế nào...

Khi nhẹ nhàng, từ tốn dạy bảo con như thế, đứa trẻ sẽ không vội vàng làm bất cứ việc gì mà không nghĩ đến hậu quả. Chúng cũng sẽ biết cách cư xử đúng mức với những người xung quanh và không làm tổn thương tới bất kỳ ai. Những đứa trẻ có trách nhiệm khi lớn lên sẽ thành những người lớn có trách nhiệm.

Khi thấy con biết nhận lỗi và xin lỗi về việc làm của mình, mà không trả treo, đổ tội cho người khác, chứng tỏ bé là 1 người trung thực. Ảnh minh họa

Khi thấy con biết nhận lỗi và xin lỗi về việc làm của mình, mà không trả treo, đổ tội cho người khác, chứng tỏ bé là 1 người trung thực. Ảnh minh họa

6. Có một trái tim tràn ngập lòng biết ơn

Có một cặp vợ chồng nọ ở Trung Quốc nhiều năm làm việc chăm chỉ để nuôi dạy con trai duy nhất và gửi con đến một trường danh tiếng. Nhưng sau khi con trai đi làm, anh ta mặc kệ bố mẹ ở quê và hầu như không bao giờ gửi tiền về cho gia đình.

Sau khi kết hôn, anh ta nói với bố mẹ mình cần có 100.000 nhân dân tệ (khoảng 350 triệu đồng) và muốn mua một căn nhà trong thành phố để trả khoản tiền đặt cọc. Hai vợ chồng già sao có thể một lúc kiếm được nhiều tiền như vậy, cho nên sau này cưới vợ, người con không thông báo cũng không mời cha mẹ mình.

Tại sao cha mẹ dồn hết tất cả cho con mà không nuôi dạy được những đứa con biết ơn? Bởi khi bạn dành cho con mình tình yêu thương và chiều chuộng vô điều kiện, theo thời gian, đứa trẻ sẽ coi những nỗ lực của cha mẹ là điều hiển nhiên.

Vì thế, nếu không muốn nuôi dạy con thành đứa trẻ vô ơn thì đừng vì con mà làm quá nhiều, thậm chí là làm tất cả vì con. Ngay từ bây giờ, bạn hãy yêu thương con một cách có kiềm chế, dạy con biết ơn, để con học cách quan tâm và cho đi, và quan trọng hơn, con phải hiểu trách nhiệm của mình.

Một người con biết ơn sẽ biết cảm thấy có lỗi khi làm sai với cha mẹ mình, thường đề nghị giúp đỡ chia sẻ với bố mẹ. Khi bố mẹ ốm, trẻ sẽ cố gắng hết sức để chăm sóc bạn, khi bố mẹ buồn sẽ tìm mọi cách để bố mẹ vui... Người ta nói, nuôi dạy một đứa trẻ biết ơn là cách thể hiện sự giàu có lớn nhất của một gia đình.

Kiểu khen ngợi cha mẹ nên biết nếu muốn nuôi dạy con cái mạnh mẽ, trưởng thành hơn