Con trai vô tình phát hiện bí mật tôi giấu kín sau một buổi trưa về nhà sớm

J.Stuart Ablon, giáo sư tâm thần học tại trường Y thuộc ĐH Harvard khuyên, các ông bố nên chia sẻ cảm xúc của mình với con. Điều này nhằm giúp tăng cường trí tuệ cảm xúc (EQ) và cải thiện cách giao tiếp cho chúng.

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là thuật ngữ nói về chỉ số cảm xúc của mỗi cá nhân, mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng (trong mô hình tính cách về trí tuệ xúc cảm) hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của mỗi người, của người khác và của các nhóm cảm xúc khác nhau.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard cho rằng 80% thành công của một người là trí tuệ cảm xúc (EQ) và 20% còn lại là IQ. Chính vì vậy, yếu tố quyết định phần lớn thành tích của con người không phải tài năng thiên bẩm mà là EQ.

Giáo sư Kai-Fu Lee từng nói: "Trong bất kỳ lĩnh vực nào, EQ quan trọng gấp đôi IQ". Một đứa trẻ có chỉ số IQ cao chưa chắc đã thành công, nhưng một đứa trẻ có chỉ số EQ cao nhất định sẽ làm được những việc phi thường.

Con trai có thể không thích nói nhiều như con gái, nhưng con bạn phải được biết rằng khi con cần có người để nói chuyện cùng thì bố sẽ luôn ở đây. Ảnh minh họa

Con trai có thể không thích nói nhiều như con gái, nhưng con bạn phải được biết rằng khi con cần có người để nói chuyện cùng thì bố sẽ luôn ở đây. Ảnh minh họa

Bởi vậy, nâng cao chỉ số EQ cho con từ sớm có tác động rất lớn đến sự thành công của đứa trẻ sau này. Dưới đây là 7 điều bố nên thường xuyên nói với con trai của mình để tăng cường trí tuệ cảm xúc cho con:

1. Nói với con bố đã thất bại cả triệu lần

Trẻ nhỏ thường nghĩ bố không bao giờ làm điều gì sai. Nhưng ngay khi còn nhỏ, một cậu bé cần biết cha thất bại gấp đôi số lần thành công, trong hàng trăm việc khác nhau.

Mẫu đàn ông lý tưởng mà một cậu bé cần biết là người mang tất cả khuyết điểm rất con người. "Nói với con trai 'con biết đấy, bố đã phạm rất nhiều sai lầm', để phi thần thoại hóa về hình mẫu đàn ông phải hoàn hảo và làm sự nam tính trở nên thực tế hơn, dễ chấp nhận hơn chứ không phải tiêu chuẩn lý tưởng không thể đạt được", tiến sĩ Reichert (Mỹ), tác giả cuốn sách "Cách nuôi dạy một cậu bé: Sức mạnh của sự kết nối để trở thành một người đàn ông tốt", nói.

2. Nói với con bố tự hào về con

Một trong những nỗi thất vọng lớn nhất mà những người đàn ông trưởng thành gặp phải khi nói về quan hệ bố-con đó là, họ luôn muốn được nghe bố nói tự hào về họ, nhưng nhiều người không bao giờ làm như vậy.

Các ông bố à, hãy thường xuyên nói với con trai bạn rằng bạn tự hào về con. Nó sẽ có tác động rất lớn đến lòng tự trọng và tự tin của con bạn.

3. Nói với con những lời yêu thương về mẹ

Nói lời yêu với mẹ của bọn trẻ là điều tuyệt vời mà ông bố nào cũng cần phải làm nhưng đó không phải tất cả. Các ông bố hãy diễn giải vì sao bạn yêu mẹ của chúng, như: ''Mẹ đã nấu những món ăn ngon cho bố con mình, mẹ thật tuyệt vời'' hay ''Mẹ đã chuẩn bị nước cho hai bố con mình đi đá bóng, chúng ta phải cảm ơn mẹ''.

Những lời khen ngợi, động viên và khích lệ của bạn dành cho vợ khi con nghe được sẽ giúp con học được cách thể hiện tình cảm với người bạn đời tương lai của chúng.

Con trai cũng cần được nghe và nhìn thấy tình yêu thương của bố dành cho mình. Ảnh minh họa

Con trai cũng cần được nghe và nhìn thấy tình yêu thương của bố dành cho mình. Ảnh minh họa

4. Con phải hạnh phúc trước khi làm người khác hạnh phúc

Một cậu bé phải sớm học được rằng mình nên ích kỷ một chút để bảo vệ bản thân. "Nếu bạn không biết thế nào là yêu bản thân, biết chính mình, chấp nhận và ủng hộ mình thì làm sao có thể làm điều đó cho người khác?", Reichert nói.

Sự hy sinh một cách có ý thức đôi khi hữu ích nhưng nếu đó là một điều duy nhất một cậu bé được dạy, nó sẽ không còn trở thành một lựa chọn nữa. Nó phát triển thành một chế độ ích kỷ mặc định, dẫn đến nhiều vấn đề trong tương lai.

5. Nói với con bố ở đây vì con

Không gì thể hiện tình yêu của bạn dành cho con hơn là sự hiện diện, sẵn sàng dành thời gian và sẵn sàng lắng nghe con.

Con trai có thể không thích nói nhiều như con gái, nhưng con bạn phải được biết rằng khi con cần có người để nói chuyện cùng thì bố sẽ luôn ở đây.

Đừng bao giờ để con phải hoài nghi bạn có ở bên con trong bất kỳ trường hợp nào hay không.

Và khi con cần bạn thì hãy thực hiện đúng lời hứa đó.

6. Nói với con những lời thể hiện sự đồng cảm

Lắng nghe là cách để bạn hiểu những gì người khác đang phải trải qua. Điều đó cũng phản ánh sự kiên nhẫn và độ lượng, thể hiện qua việc bạn đặt câu hỏi, nghe con giải thích, diễn giải suy nghĩ của mình. Người cha có thể thể hiện tốt sự đồng cảm sẽ giúp nuôi dạy một bé trai biết lắng nghe và chia sẻ.

7. Con đã nỗ lực hết sức chưa?

Trong khoảnh khắc bạn thấy con trai làm gì đó nửa vời, hãy hỏi con xem đã thực sự nỗ lực hết mình hay chưa.

Trong nghiên cứu của mình, tiến sĩ Reichert phát hiện điều giúp một cậu bé làm tốt nhất công việc của mình là giáo viên biết và khuyến khích cậu bé nỗ lực hơn nữa.

"Một người cha nói với con 'Đây không phải thành tích tốt nhất của con, hãy thử làm lại. Đó là người thầy mà con trai kính trọng nhất", chuyên gia nói.

Trong thể thao, khoa học, toán học hay nghệ thuật đều vậy. Nếu một huấn luyện viên, người cố vấn, người cha đòi hỏi khắt khe, nhưng yêu thương và công bằng, chàng trai trẻ sẽ làm việc hết mình vì huấn luyện viên đó và đạt thành quả hơn những gì anh ta nghĩ có thể.

Các ông bố à, hãy thường xuyên nói với con trai bạn rằng bạn tự hào về con. Ảnh minh họa

Các ông bố à, hãy thường xuyên nói với con trai bạn rằng bạn tự hào về con. Ảnh minh họa

8. Con đang làm rất tốt

Câu nói đơn giản này sẽ là sự cổ vũ giúp con bạn có thể đi tiếp một chặng đường dài.

Tôi còn nhớ vài năm trước tôi đã hỏi con trai rằng, với vai trò người bố, có điều gì mà tôi có thể làm tốt hơn không.

Câu trả lời của con tôi rất đơn giản: "Hãy nói với con thường xuyên hơn rằng con đang làm rất tốt việc gì, thay vì chỉ chăm chăm chú ý vào những việc con làm sai."

Mặc dù khi nghe thấy điều này tôi rất đau lòng nhưng đó là điều tôi cần nghe.

9. Hãy đối xử với mọi người theo cách con muốn được đối xử

Dạy con trai đối xử với mọi người theo cách nó muốn được đối xử không chỉ giúp tương tác xã hội tốt hơn mà còn mang lại hiệu quả trong các môn thể thao đồng đội, thậm chí giúp trẻ hiểu hơn về tính cộng đồng.

Sang nhà bạn chơi, tôi mới thấy khác biệt quá lớn giữa đứa trẻ có bố hay dùng điện thoại và đứa trẻ có bố làm việc nhà