Giang Còi là một nghệ sĩ tâm huyết với nghề, sự ra đi của ông trở thành điều tiếc nuối cho nền nghệ thuật Việt Nam. Đặc biệt nhất là với 4 người con của Giang Còi mất bố khi ông mới hưởng thọ 60 tuổi. Được biết, trong 4 người con của Giang Còi thì 2 người con trai đầu là con của ông với vợ cả đều đã trưởng thành, có sự nghiệp, có người còn là đạo diễn nổi tiếng, đứng sau nhiều dự án phim nổi bật như 5S Online, 500 Nhịp yêu, Biệt đội 12A1...
4 người con của cố nghệ sĩ Giang Còi.
2 người con còn lại của cố nghệ sĩ với người vợ thứ 2 (kém 25 tuổi) thì nhỏ tuổi hơn, con gái Ngọc Anh năm nay mới 18 tuổi và con trai út năm nay lên lớp 9. Việc bố mất khiến những đứa trẻ nhỏ tuổi có nhiều xáo trộn trong cuộc sống, nhất là với 2 người con út.
Trong một chia sẻ mới đây nhất của cô con gái 18 tuổi của cố diễn viên Giang Còi, Ngọc Anh cho biết hiện tại cô đã dọn ra khỏi trang trại nhà vườn rộng 10.000m2 ngập tràn hoa trái ở ngoại ô Hà Nội mà bố từng ở trước đó và chỉ quay về để thắp hương cho bố vào ngày lễ. "Khi ba mất hơn 100 ngày, em đã chuyển ra ở riêng. Trang trại có anh cả ở và hiện tại một người cháu họ tới quản lý. Em vẫn quay về để thắp hương cho ba vào ngày rằm và mùng 1 mỗi tháng.
Ngọc Anh hụt hẫng khi bố mất.
Cô nói thêm: "Lúc ba còn sống, em còn mơ ước, khao khát. Thế nhưng, ba mất rồi, em phải trở về thực tế, các thứ em đều phải tự chủ động lo cho mình. Nhiều người nghĩ em đầy đủ, nhưng thực sự sau khi ba ra đi, em bước vào đời gần như với hai bàn tay trắng.
Hiện tại, em quyết định sẽ vừa học vừa đi làm nghề. Các anh chị cũng có con của anh chị, mỗi người đều có cuộc sống riêng và em cũng không muốn làm ảnh hưởng".
Ngọc Anh cho biết sự ra đi của bố khiến cô cảm thấy buồn và chới vơi nhiều. Tới thời điểm hiện tại, cô gái 18 tuổi vẫn không nghĩ bố đã ra đi. "Nhìn những hình ảnh của ba, nước mắt em cứ rơi, không ngăn được. Thời gian trước, em cũng nhiều lần mơ thấy ba, mỗi lần ba xuất hiện, em đều nghĩ: "À thời gian qua ba đi vì công việc, ba đã quay lại với mình rồi!" - Ngọc Anh xúc động nói.
Mặc dù bố đã mất nhưng trong tâm trí Ngọc Anh, bố vẫn luôn là người tuyệt vời và hoàn hảo nhất. Cô được bố lo liệu tất cả mọi việc, thường xuyên dẫn đi sự kiện, công việc nhưng giờ đây đã không còn ai dẫn cô đi. Tất cả cô phải tự lập mọi thứ.
Trước đó khi còn sống, nam nghệ sĩ luôn bày tỏ sự tự hào về những người con của mình. Ông cho biết, mặc dù ông có những cuộc hôn nhân, mối tình không hoàn hảo nhưng may mắn có được món quà quý giá nhất chính là 4 người con. Vì thế dù cuộc sống có nhiều vất vả nhưng ông luôn gạt đi tất cả để tiếp tục trong công việc, chỉ để nhìn thấy những nụ cười của con.
Được biết, các con Giang Còi lúc nhỏ sống với mẹ nhưng khi lớn đều chuyển về sống với bố bởi ông nghĩ các con khi trưởng thành được bố nuôi dạy là tốt nhất. Các con cùng sống với Giang còi trong khu vườn nhà ở Mê Linh (Hà Nội), đều rất tự lập, tự nấu cơm và giúp bố dọn dẹp nhà cửa mỗi khi bố công tác xa nhà. Vì ông còn có các con nhỏ nên nhận ít các bộ phim dài tập, chỉ nhận show diễn ngắn để dành nhiều thời gian cho con.
Giang Còi chia sẻ, kể từ khi làm bố đơn thân, ông cũng trở nên đa-zi-năng hơn. Không chỉ đóng vai trò người bố, ông còn kiêm thêm cả vai trò người mẹ, rồi người thầy giáo, thậm chí là cả bác sĩ mỗi lần con ốm đau.
“Các con tôi rất may được sức đề kháng tốt, ít khi ốm. Chỉ ngây ngấy sốt tôi đã cho con đi khám luôn. Tôi khám bệnh cho các con cũng siêu lắm và hạn chế cho con đi viện vì không có người. Mỗi lần đi viện khổ lắm, một thân một mình nhiều lúc bải hoải, mệt mỏi nên tốt nhất là tạo sức khỏe tốt, sức đề kháng tốt cho con.
Ở nhà cũng có nhiều loại rau là bài thuốc hay nên tôi cũng hay thực hiện cho con uống. Nói chung, với các con lúc nào ốm cũng “bác sĩ ba” là trên hết”, nghệ sĩ Giang “còi” hào hứng nói.
Sau khi bố mất, Ngọc Anh phải tự lập bằng hai bàn tay trắng. Tuy nhiên chắc chắn cô sẽ nhanh chóng vượt qua bởi như cố nghệ sĩ đã chia sẻ trước đó, ông chủ trương dạy các con rất nhiều về tính tự lập trong cuộc sống và các con đều làm rất tốt. Các bậc cha mẹ cũng vậy, hãy dạy con tính cách tự lập và kỹ năng sống từ khi các bé còn nhỏ để có thể tự mình vươn lên dù ở hoàn cảnh nào. Kỹ năng phòng vệ Phòng vệ bản thân không chỉ mang nghĩa như sơ cứu hay hành động trong tình huống đã bị thương nghiêm trọng. Phòng vệ ở đây mang nghĩa đề phòng và tránh được những nguy hiểm có thể xảy ra bất kì lúc nào. Những kỹ năng sống cụ thể như bơi lội, quan sát xung quanh, quan sát thiên nhiên có thể giúp trẻ an toàn trong nhiều tình huống khác nhau. Điều này vô cùng quan trọng để trẻ có thể tự bảo đảm an toàn khi không có sự giúp đỡ bên cạnh. Hãy dạy trẻ bơi lội và đạp xe ngay khi còn nhỏ. Hãy dạy trẻ cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp nguy hiểm và nhận biết những hiểm hoạ tĩnh từ môi trường xung quanh: nước, lửa, gió hoặc đồ vật từ trên cao. Điều quan trọng nhất là chia sẻ để trẻ thấy vì sao những vật thể thiên nhiên hay thường gặp lại có thể gây nguy hiểm, ví dụ như nước hay lửa. Hãy giúp trẻ nhớ được số điện thoại của cha mẹ và liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Cha mẹ có thể tập cho trẻ gọi điện thoại, dù với máy bàn hay máy di động. Hành động tập luyện này sẽ giúp trẻ có phản xạ nhanh khi cần. Ngoài ra, hãy nói cho trẻ về các loài vật, kể cả vật nuôi trong nhà, khi nào chúng có thể gây nguy hiểm và khi nào không. Các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý dạy trẻ cách nhận biết người lạ và người xấu. Hãy lên danh sách những người trẻ có thể tin tưởng và những tình huống người lạ trẻ phải tuyệt đối tránh. Kỹ năng hoà nhập xã hội Khi trẻ đã quen với những kỹ năng phòng vệ, bước tiếp theo là kỹ năng hoà nhập xã hội. Xét về độ quan trọng, kỹ năng này đôi khi quan trọng hơn cả kỹ năng phòng vệ, vì nguy hiểm có thể không xảy ra hàng giờ hàng ngày, nhưng trẻ là một nhân tố trong xã hội và phải ứng xử, hoà nhập mọi lúc mọi nơi. Hoà nhập, tổ chức, vui chơi và hoạt động với tập thể, giao tiếp, suy nghĩ và đưa ra quyết định là những kỹ năng xã hội quan trọng nhất. Thông thạo những kỹ năng này sẽ giúp trẻ trưởng thành và thành công. Sự phát triển của con người không chỉ về tầm vóc cơ thể, mà quan trọng hơn cả là sự kết hợp với phát triển trí óc và hoà nhập xã hội. Một khi trẻ cảm thấy tự tin và thích thú với môi trường xung quanh, trẻ sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều khác. Kỹ năng xây dựng tình bạn Xây dựng tình bạn bền lâu là một phần quan trọng trong kỹ năng hoà nhập xã hội. Không một cá nhân nào có thể sống riêng rẽ vì mọi sự phát triển của cuộc sống đều phụ thuộc vào cuộc sống xoay quanh. Qua tình bạn, con người có thể chia sẻ nhu cầu, ý tưởng và tìm kiếm sự ủng hộ. Cha mẹ hãy dạy trẻ cách chia sẻ đồ chơi, sở thích, ý nghĩ và chọn những người bạn tốt. Ngoài ra, càng sớm càng tốt, hãy dạy trẻ cách lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt, suy nghĩ và cảm xúc của mọi người xung quanh. Hãy cho trẻ tham gia nhiều hoạt động với các bạn cùng trang lứa, dạy trẻ quan sát, học hỏi và có thái độ khách quan với tất cả mọi người. Kỹ năng suy nghĩ và phân tích Suy nghĩ và phân tích và kỹ năng bắt buộc với bất kì ai. Mọi cá nhân cần biết phân tích tình huống và đưa ra những quyết định hợp lí, đó chính là căn bản của sự phát triển và thành công. Cha mẹ hãy dạy trẻ độc lập trong suy nghĩ, nắm bắt được nhiều khía cạnh của vấn đề, phân tích để tìm ra giải pháp hợp lí nhất. Nếu trẻ biết suy nghĩ đa chiều và khách quan từ nhỏ, trẻ sẽ dễ dàng nắm bắt được thông tin khi đến tuổi đến trường và kỹ năng hoà nhập xã hội cũng được củng cố hơn rất nhiều. |