Vấn đề e ngại lớn nhất của các mẹ khi sinh thường là việc khâu tầng sinh môn vì lo lắng cửa mình bị rộng ra, ảnh hưởng đến chất lượng của “chuyện ấy”. Nhiều mẹ cho rằng tình cảm mặn nồng sau sinh được quyết định rất nhiều bởi việc khâu vùng kín là vì thế. Hiểu được điều này, nhiều bác sĩ khi làm “công việc đặc biệt” sau quá trình đỡ đẻ cũng đã rất để ý để thỏa mãn mong mỏi của các mẹ, cố gắng khâu đẹp và trấn an để sản phụ thấy yên tâm hơn.
Tâm sự của một bà mẹ mới đây về chuyện tế nhị này dường như đã giúp các bà mẹ có thêm niềm tin hơn, không phải lo lắng quá nhiều nếu sinh thường và phải khâu tầng sinh môn. Bởi bà mẹ trẻ sinh thường đứa con nặng 4kg, khi đang e ngại vùng kín bị rộng ra thì nhận được một câu nói của bác sĩ. Dù đỏ mặt xấu hổ với câu nói này nhưng bà mẹ vẫn cảm thấy rất mãn nguyện.
Bà mẹ trẻ kể lại, một buổi sáng sắp đến ngày dự sinh, bụng của cô bắt đầu lâm râm đau. Buổi chiều thấy ra huyết hồng, cô vội vàng đến bệnh viện. Lúc này, tần suất cơn đau ngày càng nhiều hơn, đau ngày càng không chịu nổi. Nhưng khoảng hai tiếng sau, bà mẹ mới được bác sĩ khám và thông báo mở 2 ngón tay. Cô phải chờ đợi nên hơn một tiếng sau, khi tử cung mở được 3 ngón tay mới được vào phòng sinh.
Sau khi vào phòng sinh, mọi việc diễn ra suôn sẻ. Chưa đầy 2 tiếng đồng hồ, em bé đã chào đời. Em bé là một bé trai nặng 4kg, rất trắng trẻo và mập mạp. Nhưng điều đặc biệt là dù sinh con lớn như thế, bà mẹ lại không hề cảm thấy mất sức nhiều trong quá trình cho con chui ra.
Vậy nên dù bác sĩ đỡ đẻ là một bác sĩ nam, bà mẹ trẻ vẫn cố gắng giấu ngại ngùng để hỏi: “Tôi có bị rạch không? Hình như anh đang khâu lại?”. Bác sĩ khi này đang cúi xuống vùng kín của bà mẹ, vừa khâu vừa trả lời: “Chị thực sự không biết ư?”. Khi bà mẹ trẻ trả lời: “Tôi không cảm nhận được gì cả”, bác sĩ cười và nói: “Đừng lo lắng, tôi sẽ khâu cho chị thật đẹp. Khâu xong thì hệt như lúc chưa hề sinh con vậy”.
Nghe bác sĩ nói vậy bà mẹ trẻ rất vui mừng. Bởi chị sinh con lớn, cửa mình rộng ra không phải là ít, vốn đã lo lắng rất nhiều. Nếu như bác sĩ khâu lại mà nhìn như chưa hề sinh con thì thật tuyệt biết bao. Đặc biệt là khi bác sĩ nói thêm một câu nữa và khiến chị “đỏ mặt” nhưng cũng hết sức sung sướng: “Khâu xong rồi, đẹp quá rồi! Chồng cô nhìn thấy cũng phải khen đẹp!”. Bà mẹ mãn nguyện, cảm thấy yên tâm và không quên cảm ơn bác sĩ dù mặt vẫn còn đỏ vì ngượng.
Bà mẹ trẻ còn nói chuyện thêm với bác sĩ và được biết, người đang thực hiện khâu cho chị có trình độ thạc sĩ, lại đang đảm nhận chức vụ Trưởng Khoa Sản. Bác sĩ này cũng đã đỡ đẻ cho khoảng 20.000 đứa trẻ. Vì vậy tay nghề của bác sĩ chắc chắn không phải… dạng vừa.
Thực tế, đoạn hội thoại giữa bác sĩ và bà mẹ trẻ vốn tưởng chỉ vui vẻ ngẫu nhiên nhưng lại thuộc về vấn đề chuyên môn của bác sĩ. Bởi khi tiến hành đỡ đẻ, việc giúp sản phụ thư giãn tinh thần được đặt lên hàng đầu với các bác sĩ.
Vậy người mẹ cần chú ý những vấn đề gì khi sinh con để suôn sẻ nhất?
Giữ một tâm trạng tốt
Trong quá trình sinh nở, nhiều phụ nữ dù sinh con thứ 2 vẫn cảm thấy rất lo lắng, hồi hộp. Điều này không có lợi cho cuộc vượt cạn. Thay vào đó, hãy nghe theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế để trấn an tinh thần, biết cách kiểm soát hơi thở, dùng sức phù hợp để giúp em bé chào đời khỏe mạnh.
Giao tiếp với bác sĩ nhiều hơn
Trong quá trình sinh con, nếu có bất kỳ khó chịu nào về cơ thể, sản phụ nên báo cho bác sĩ ngay lập tức. Bởi sản phụ khó phân được bệnh lý nào là dấu hiệu báo trước của tai biến. Ví dụ khi sinh con, nếu thấy khó chịu ở cổ họng và muốn ho thì phải báo cho bác sĩ hoặc y tá, vì rất có thể đó là dấu hiệu báo trước của thuyên tắc nước ối, rất nguy hiểm.
Đừng nhịn đi vệ sinh
Một số sản phụ trước khi sinh con không làm sạch nước tiểu và phân. Trong quá trình sinh con, cảm giác muốn rặn giống như khi đi vệ sinh và sẽ sợ vô tình đại tiện. Vì xấu hổ, nhiều sản phụ không dám rặn hết sức và cố tình kìm lại. Điều này gây khó khăn cho việc sinh con. Trong trường hợp như vậy, sản phụ hãy tin tưởng và nghe vào lời khuyên từ bác sĩ.
Mẹ bầu gặp được bác sĩ thích nói chuyện trong quá trình sinh con thực sự là một điều may mắn. Bởi điều này sẽ giảm bớt cảm giác đau đớn và lo lắng cho mẹ. Nhưng nếu bác sĩ không mở lời trước, cũng đừng ngại giao tiếp về những điều mình đang thắc mắc và mong mỏi. Những bác sĩ, y tá chuyên nghiệp sẽ giúp sản phụ hết sức vì đó là công việc của họ.