Em bé chào đời dây rốn xoắn tít như lò xo, bác sĩ lắc đầu: "Sao nghịch quá?"

Sau khi lấy em bé ra ngoài, bác sĩ cũng phải ngạc nhiên với tình trạng dây rốn hiếm gặp này.

Dây rốn thai nhi là một trong những bộ phận quan trọng giúp thai nhi tiếp nhận oxy và nguồn dinh dưỡng từ mẹ. Một trong những vấn đề về dây rốn khá nguy hiểm đó là xoắn dây rốn. Đây là một trong những biến chứng thai kỳ khá nguy hiểm, xoắn dây rốn xảy ra khi số lượng vòng xoắn vượt khỏi giới hạn chịu lực của dây rốn.

Mới đây, một người mẹ tên Zou, 32 tuổi (sống tại Đông Hoản, Trung Quốc) đã chia sẻ câu chuyện sinh con bị tràng hoa quấn cổ và xoắn dây rốn hết sức đặc biệt của mình. Được biết cô mang thai lần đầu, trong suốt thai kỳ đều thăm khám cẩn thận và kết quả đều bình thường, cả thai phụ và gia đình đều rất hân hoan chờ đến ngày em bé chào đời. Khi được 38 tuần, trong một lần khám thai, bác sĩ cảnh báo về tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng. Thai phụ được yêu cầu nhập viện để được theo dõi kỹ càng hơn.

Em bé chào đời dây rốn xoắn tít như lò xo, bác sĩ lắc đầu: amp;#34;Sao nghịch quá?amp;#34; - 1

Các bác sĩ rất ngạc nhiên khi mổ lấy thai nhi và thấy dây rốn xoắn 35 vòng.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết dù bị dây rốn quấn cổ nhưng kết quả siêu âm, thăm khám không có gì bất thường, bé không có dấu hiệu bị thiếu oxy, nhịp tim ổn định, phát triển tốt nên có thể cố gắng chờ đến đủ 39 tuần để mổ bắt thai. Trong khoảng thời gian này, cô Zou lo lắng nên ở lại luôn bệnh viện Liaobu (Đông Hoản) để bác sĩ theo dõi.

Cô Zou được thăm khám đều đặn mỗi ngày với 2 lần đo tim thai, theo dõi các dấu hiệu sinh. 6 ngày sau, thai phụ bất ngờ cảm nhận thấy những chuyển động bất thường trong bụng nên đã báo ngay cho các bác sĩ. Nhận thấy tình trạng tràng hoa quấn cổ có vẻ đã nặng lên, bác sĩ quyết định mổ lấy thai ngay cho cô Zou. Xác định đây là một ca phẫu thuật khó, phía bệnh viện cũng hết sức cẩn thận, khi nhìn thấy em bé ở trong bụng sản phụ, ekip lại càng bất ngờ hơn.

Bác sĩ đã biết em bé trong bụng cô Zou vướng tràng hoa quấn cổ, nhưng không ngờ bên cạnh đó, dây rốn nuôi em bé còn bị xoắn đến tận 35 lần, chiều dài hơn 1m. Điều này khiến ekip phẫu thuật “toát mồ hôi hột”. May mắn là sau đó, mọi thứ diễn ra suôn sẻ thuận lợi, cả mẹ và em bé đều ổn định, khỏe mạnh, không gặp tình trạng gì bất thường. Đến đây ekip phẫu thuật mới có thể thở phào nhẹ nhõm. Bác sĩ mổ chính còn phải thốt lên: "Sao nghịch thế con ơi? Dây rốn quấn cổ rồi xoắn tít thế này". 

Em bé chào đời dây rốn xoắn tít như lò xo, bác sĩ lắc đầu: amp;#34;Sao nghịch quá?amp;#34; - 2

Xoắn dây rốn là hiện tượng thường gặp nhưng nếu xoắn quá nhiều vòng cũng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Trưởng Khoa Sản Bệnh viện Liaobu cho biết, dây rốn chính là huyết mạch nuôi sống thai nhi. Dây rốn của thai nhi đủ tháng dài từ 30-100cm, trung bình khoảng 55cm. Dây rốn trung bình sẽ chịu được một vòng xoắn cho mỗi 5 cm dây rốn, nên dây rốn bị xoắn khoảng 6-11 vòng là bình thường.

Vậy nhưng dây rốn bị xoắn nghiêm trọng có thể gây thiếu oxy và thiếu máu cục bộ, gây nguy hiểm tới tính mạng của thai nhi. Tuy nhiên, xoắn dây rốn lại không thể phát hiện thông qua đánh giá bên ngoài của sản phụ và rất khó để chẩn đoán khi siêu âm.

Để phòng tránh nguy cơ xoắn dây rốn, các bác sĩ khuyến cáo bà bầu nên:

- Đếm cử động của thai nhi cẩn thận:  Khi dây rốn bị xoắn và thai nhi bị thiếu, tín hiệu duy nhất mẹ bầu có thể cảm nhận được là những cử động bất thường của thai nhi. Sự chuyển động của thai nhi sẽ giảm đi đáng kể, thậm chí là không cử động. Vì vậy, mẹ bầu cần phải chú ý đếm cử động của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 3 để nhanh chóng phát hiện sự bất thường.

- Theo dõi nhịp tim thai điện tử: Sau tuần 32 của thai kỳ, mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi nhịp tim thai.

Vợ chồng ôm nhau ngủ trong phòng chờ sinh, y tá đi vào lật chăn lên rồi hét thất thanh
Theo Ngọc Linh (Dịch từ Sohu) (Thời báo văn học nghệ thuật)