Hầu hết mọi phụ nữ trên đời này đều mang trong mình ước mơ được làm mẹ. Dù hành trình mang thai, sinh con và nuôi dạy một đứa trẻ là vô cùng vất vả, khổ cực chăm bề, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng sau tất cả, những người phụ nữ vẫn thấy rằng mọi cực nhọc đều là xứng đáng so với niềm hạnh phúc cảm nhận con lớn dần trong bụng, được chào đón con yêu ra đời.
Tuy nhiên, không phải người phụ nữ nào cũng được hưởng cái trọng trách thiêng liêng đó. Rất nhiều người đã và đang phải đối diện với tình trạng hiếm muộn. Nhưng sự phát triển của khoa học công nghệ đang trao cho nhiều chị em cơ hội được thực hiện ước mơ của mình thông qua việc thụ tinh ống nghiệm. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ:
Là một cặp vợ chồng trẻ, sau khi kết hôn, Xiao He và chồng mở một cửa hàng nhỏ. Họ tất bật với việc mưu sinh nên 2 năm sau khi cưới cả hai vẫn chưa sinh con. Ban đầu họ cũng không quá bận tâm về vấn đề này nhưng sang đến năm thứ 3, việc chưa có con bắt đầu khiến họ sốt ruột. Nhìn những người xung quanh hạnh phúc bên con trẻ, người lớn thì giục giã, hai vợ chồng Xiao He bắt dầu lo lắng thực sự.
Cặp vợ chồng trẻ đã quyết định dồn toàn bộ tiền tiết kiệm có được để làm thụ tinh ống nghiệm sau nhiều năm kết hôn mà không thể có con
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng cả hai chưa thể có con. Không còn cách nào khác, cặp vợ chồng này đến bệnh viện để khám. Không mắc phải bệnh gì nghiêm trọng nhưng cả hai vẫn chưa được làm bố, làm mẹ. Cuối cùng, họ quyết định lựa chọn giải pháp thụ tinh trong ống nghiệm để nhanh chóng được đón con yêu.
Năm đầu tiên khi quyết định áp dụng phương pháp này, Xiao he không thực hiện được vì cô quá đau đớn khi rụng trứng, lấy trứng. Hơn nữa cô còn bị bệnh phụ khoa nên chưa thể mang thai. Hai vợ chồng rất buồn nhưng vẫn động viên nhau.
Họ mang toàn bộ vốn liếng, của lả tích cóp được sau 6 năm kết hôn ra để dồn cho việc làm thụ tinh ống nghiệm. Đã có lúc cả hai từng nghĩ đến chuyện từ bỏ nhưng rồi khao khát được làm bố, làm mẹ lại thôi thúc họ không được nản chí. Chỉ cần 1 lần thành công trong việc lấy trứng thì cơ hội của họ rất cao. Cuối cùng thật may mắn, họ đã có được 2 phôi.
Mọi khó khăn qua đi, Xiao He cũng được chào đón 2 con chào đời. Niềm vui còn như nhân lên gấp bội khi cặp song sinh này là một bé trai, một bé gái. Cả gia đình vỡ òa hạnh phúc.
Niềm hạnh phúc vỡ òa khi cô hạ sinh 2 con sinh đôi, một trai, một gái
Thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Sau khi hai đứa trẻ chào đời không được bao lâu, trên lưng bé trai bắt đầu nổi một cục u nhỏ. Đưa con đi khám ở bệnh viện địa phương, các bác sĩ nói rằng điều này không quá đáng ngại. Nhưng khi nó ngày càng phát triển to hơn, đưa con lên thành phố khám, đôi vợ chồng trẻ chết lặng khi các bác sĩ kết luận rằng bé trai sẽ không thể phẫu thuật để loại bỏ cục u mà chỉ có thể xạ trị.
Không còn cách nào khác phải thực hiện phác đồ điều trị này, đứa trẻ gầy gò, ốm yếu và tóc rụng gần hết: “Con gầy đi nhiều, xót xa lắm” – người mẹ trẻ tâm sự. Cô thậm chí còn chia sẻ rằng đã có lúc nghĩ quẩn, muốn ôm con đi chết nhưng khi nghe tiếng con gái lớn gọi mẹ cô lại không cam lòng. Điều duy nhất mà Xiao He có thể làm được là cầu mong phép màu xảy ra với con trai của mình.
Thế nhưng ra đời không lâu, bé trai bắt đầu có những biểu hiện xấu về sức khỏe và phải điều trị hóa trị để tiêu diệt khối u
Những tưởng sau khi điều trị hóa trị con sẽ khỏi bệnh nhưng tình trạng của bé ngày một xấu đi. Gia đình không còn tiền để trang trải vì bao nhiêu tích cóp trước đó đều dành cho chi phí làm thụ tinh ống nghiệm cả rồi. Nhìn con đau đớn, kiệt quệ, cả hai xót xa mà không biết phải làm sao.
Người mẹ vô cùng đau lòng khi chứng kiến con mình phải chịu những đớn đau của bệnh tật như vậy
Không còn tiền để chữa trị bệnh cho con, cô xót xa nhìn con mình mỗi ngày chịu cảnh dày vò của bệnh tật và chỉ biết cầu mong phép màu sẽ xảy đến với con
IVF thực chất không phải là đứa trẻ lớn lên trong ống nghiệm. Thay vào đó, tinh trùng và trứng sẽ được chuyển vào tử cung của người mẹ để phát triển sau khi thụ thai trong ống nghiệm. Vì vậy, đứa trẻ không khác gì một đứa trẻ bình thường được ra đời cả. Bởi thế, muốn đứa trẻ khỏe mạnh, bản thân bố mẹ cũng phải khỏe mạnh. Trước khi thực hiện IVF, cả hai vợ chồng nên đi thăm khám bác sĩ một cách tỉ mỉ, chi tiết và chỉ tiến hành làm phương pháp này trong điều kiện sức khỏe lí tưởng nhất. Trường hợp của Xiao He có lẽ là vì giai đoạn thụ tinh ống nghiệm cô đã không có một thể trạng đủ tốt dẫn đến việc thai nhi trong bụng gặp phải một số vấn đề sau khi sinh ra.
Để làm IVF, cần phải chuẩn bị như gì?
Giai đoạn chuẩn bị
Trong giai đoạn đầu tiến hành đặt ống nghiệm, nữ giới cần phải được tiêm thuốc kích thích trứng và thuốc tăng nội tiết tố. Nếu chỉ có một quả trứng rụng thì khả năng thành công sẽ rất thấp. Vì vậy các bác sĩ sẽ can thiệp để người phụ nữ rụng trứng nhiều hơn so với bình thường để gia tăng cơ hội thành công.
Thực chất, thực hiện IVF không phải là đứa trẻ lớn lên trong ống nghiệm mà giống như mọi đứa trẻ bình thường khác, bé sẽ lớn lên trong bụng mẹ
Sau khi mang thai
Khi phải chỉ cần đậu thai rồi là thành công, trong quá trình mang thai cần phải dùng đến các loại thuốc nội tiết tố khác để duy trì sự phát triển và ổn định của thai nhi trong bụng mẹ. Điều này dẫn đến việc không ít bà bầu phải đối diện với những tác dụng phụ của thuốc.
Chuẩn bị về tâm lý
IVF thường phải thực hiện nhiều lần, nên nếu chưa thành công ngay, phải làm lại, nhiều chị em phụ nữ sẽ nản lòng, chán nản và lo âu. Điều này không có lợi một chút nào. Hãy chuẩn bị một tinh thần thật tốt, lạc quan, tin tưởng để hành trình tìm kiếm con được thuận lợi hơn.
Trước khi thực hiện IVF, các mẹ bầu cần phải đi khám sức khỏe thường xuyên, đảm bảo một thể trạng tốt nhất.
Câu chuyện của người mẹ trẻ Xiao He thực sự đáng buồn. Phụ nữ khó mang thai, càng lớn tuổi càng gặp khó khăn.