Trong quá trình vượt cạn, người mẹ nào cũng phải trải qua rất nhiều tình huống nhạy cảm đến mức "rớt hết sĩ diện". Dù sinh được đứa con an toàn, mẹ sẵn sàng chấp nhận tất cả nhưng những ký ức "đỏ mặt" khi đi đẻ vẫn sẽ theo mẹ suốt cuộc đời. Mới đây, một bà mẹ có tên là Tiểu Trương (sống tại Trung Quốc) đã chia sẻ lại một trải nghiệm khó quên như vậy của mình.
Chị Trương tâm sự hai vợ chồng chị sau khi kết hôn thì suôn sẻ có con đầu lòng. Cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, thai kỳ trôi qua nhẹ nhàng và cuối cùng cũng đến ngày Tiểu Trương đi sinh. Chị đã đọc rất nhiều kiến thức về chuyện mang thai, sinh con nhưng có nằm mơ chị cũng không ngờ mình lại rơi vào tình huống xấu hổ ngay trên bàn đẻ.
Khi đang nằm trong phòng sinh, chị cảm thấy bụng càng lúc càng đau. Bác sĩ, y tá đứng vây quanh, hướng dẫn Tiểu Trương cách hít thở sâu, cố gắng giữ sức và đừng la hét. Nhưng đột nhiên Tiểu Trương cảm thấy đau bụng khủng khiếp và không thể nhịn rặn được nữa. Chị xì hơi và hét lên: "Bác sĩ ơi! Ra rồi!".
(Ảnh minh họa)
Bác sĩ nghe thấy vậy thì hồ hởi, ngỡ tưởng đứa trẻ sắp ra đời nên liền chuẩn bị đỡ đẻ. Bác sĩ bảo với Tiểu Trương: "Chị rặn đi!", nào ngờ chỉ thấy phân bắn ra, bắn lên cả áo quần của bác sĩ. Mặt bác sĩ tái xanh ngay tại chỗ. Còn Tiểu Trương ngượng đỏ mặt đến mức chỉ muốn đất nứt ra để tìm lỗ chui vào. May mắn bác sĩ không mắng sản phụ, bởi việc mẹ bầu đại tiện trong lúc vượt cạn vẫn thường gặp.
Thực tế, trước khi sinh, y tá sẽ dặn mẹ bầu đi vệ sinh để tống hết phân ra ngoài. Nếu lần đi đại tiện cuối cùng đã được một thời gian mà không tống ra được hết thì sản phụ sẽ được thụt tháo. Khi chính thức vào phòng sinh, mẹ bầu nên đảm bảo đã đi tiêu xong. Các bác sĩ sản khoa cũng cho biết, việc làm này không chỉ tránh tình huống xấu hổ của mẹ bầu mà quan trọng hơn cả là giúp sạch dịch tiết, đảm bảo vô trùng phần thân dưới của mẹ.
Liệu trong quá trình sinh có rặn ra phân không?
Câu trả lời: Rất có thể.
Đây là thắc mắc “nhạy cảm” của bà bầu trước khi đi đẻ nhiều nhất. Việc chẳng may rặn ra cả phân lúc đang rặn đẻ có lẽ là một viễn cảnh đáng ái ngại và xấu hổ nhất mà những mẹ bầu chưa bao giờ trải qua lo sợ nhất. Trường hợp này vẫn có thể sẽ xảy ra vì các lý do sau:
- Những cơ bắp được mẹ sử dụng để đẩy em bé ra ngoài cũng chính xác là những cơ bắp vẫn thường dùng cho việc đại tiện.
- Việc quá căng thẳng, lo lắng khi rặn đẻ khiến mẹ không thể kiểm soát được mình cho ra những thứ gì.
Khi này, mẹ nên nhớ:
- Khi có dấu hiệu sinh và trước khi nằm lên bàn sinh, các mẹ nên ghé thăm nhà vệ sinh thường xuyên để khiến cơ thể xả ra hết chất thải đang có.
- Uống thật nhiều nước giúp cơ thể mẹ chuẩn bị sẵn sàng để rặn đẻ. Nước cũng khiến cơ bụng được kích hoạt tốt.
- Không nên lo lắng hay xấu hổ về việc này. Những bác sỹ và y tá chuyên nghiệp sẽ không bao giờ đánh giá hay chê bai cả.
Mẹ nên hạn chế la hét để giữ sức khi sinh con. (Ảnh minh họa)
Có nên la hét khi rặn đẻ không?
Câu trả lời: Không.
Bởi việc la hét liên tục này sẽ làm cho cơ thể và tinh thần mẹ ở vào trạng thái căng thẳng cao độ trong thời gian dài, chỉ có hại chứ không có lợi đối với việc sinh đẻ.
Việc la hét trong lúc sinh sẽ khiến cơ thể bị tiêu hao năng lượng và sức lực, mẹ mệt mỏi, không còn sức rặn đẻ nữa. Việc này sẽ gây kéo dài quá trình sinh vô cùng nguy hiểm cho em bé.
Không những thế, khi la hét, mẹ thường nuốt một lượng khí lớn vào trong, dẫn đến ruột bị đầy. Cổ tử cung không thể mở rộng làm cho đầu thai không thuận lợi hạ xuống hoặc khiến con xoay chuyển bên trong dẫn đến khó sinh.
Do đó, mẹ nên:
- Không la hét, tự điều chế tâm lý, tinh thần, thư giãn, không nên sợ đau.
- Cần lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để điều tiết sự rặn đẻ và tập thở, tập lấy hơi như thế nào để giúp quá trình sinh diễn ra một cách thuận lợi.