Gửi con cho bà nội chăm, nửa năm sau mẹ không thể nhận ra con gái xinh ngày nào

Chị Lý cảm thấy gửi con cho mẹ chồng chăm sóc nửa năm là quyết định sai lầm của chị.

Ngày nay khi nhiều cặp vợ chồng trẻ bận rộn với sự nghiệp và guồng quay của kinh tế nên con cái thường phải nhờ đến sự hỗ trợ chăm sóc từ ông bà nội ngoại hai bên. Tuy nhiên cũng chính vì những quan điểm chăm sóc của người xưa và người nay khác nhau đã gây nên tình huống dở khóc dở cười.

Chị Lý (Trung Quốc) mang bầu con đầu lòng khi sự nghiệp đang phát triển. Thế nhưng chị cũng quyết định tạm hoãn công việc để làm tròn thiên chức làm mẹ của mình. Vì là cháu đầu, gia đình lại có điều kiện nên mẹ chồng chị Lý đã chăm sóc con dâu và cháu nội trong thời gian mang bầu rất tốt. Khi chị Lý mang bầu, mẹ chồng thường xuyên mua nhiều thuốc bố và bắt con dâu phải uống. Cũng chính vì bồi bổ quá mức mà con chị Lý khi mới chào đời có cân nặng khá lớn. Các bác sĩ ngay lúc đó đã nhắc nhở đến chị Lý phải chú ý đến cân nặng của đứa trẻ để không bị béo phì.

Chị Lý quay trở lại với công việc sau thời gian nghỉ thai sản nhưng sau đó, chị được cử đi nước ngoài học tập nửa năm. Không thể bỏ lỡ cơ hội lần nữa, chị Lý bàn với chồng quyết định gửi con gái hơn 1 tuổi ở nhà cho mẹ chồng chăm sóc. Thế nhưng chị Lý đã không ngờ đó là quyết định sai lầm trong cuộc đời chị.

Trong khoảng thời chị đi du học không về một lần nào và ít có thời gian gọi điện về nên cũng không quan tâm được con nhiều. Chị chỉ biết dặn dò mẹ chồng hãy chăm sóc con thật tốt và ghi nhớ những lời bác sĩ dặn kiểm soát cân nặng cho đứa trẻ. Thế nhưng có vẻ những người già lớn tuổi như mẹ chị Lý đã bỏ qua điều đó. Ngày chị trở về nước sau nửa năm đi du học, chị lao về nhà gặp con và vô cùng sững sờ trước một đứa trẻ "Đứa trẻ như cục thịt này có thực sự là con của mình không nhỉ? Trong hình mẹ chồng gửi thì đứa trẻ không hề béo lắm mà tại sao giờ con lại ra nông nỗi này" - chị Lý thắc mắc.

Gửi con cho bà nội chăm, nửa năm sau mẹ không thể nhận ra con gái xinh ngày nào - 1

Gửi con cho bà nội chăm, nửa năm sau mẹ không thể nhận ra con gái xinh ngày nào - 2

Chưa kịp hỏi kĩ thì mẹ chồng chị Lý đã bắt đầu khoe khoang: "Hãy nhìn xem tôi đã nuôi đứa trẻ tốt như thế nào này. Khi chị mới mang nó đến đây nó gầy như thể bị suy dinh dưỡng vậy mà giờ đây đã 30kg rồi đó. Thằng bé trông mới mũm mĩm làm sao. Ai cũng khen đó".

Nghe xong những lời này, chị Lý thấy mẹ chồng tự mãn liền phản bác lại: "Mẹ, mẹ đang nuôi cháu như heo sao? Béo quá không tốt cho sức khỏe của bé đâu!"

Mẹ chồng chị Lý nghe vậy sắc mặt liền biến đổi và tức giận nói: "Các anh các chị còn trẻ thật không biết gì cả. Vợ thì nửa năm không về, chồng thì cũng vài tháng không ngó ngàng đến con. Tôi nuôi đứa trẻ tốt như thế còn không biết cảm ơn một tiếng lại còn phàn nàn. Xem xem đứa trẻ béo trắng bụ bẫm như thế này thì nhà mới có phúc chứ".

Chị Lý lúc này đã vô cùng tức giận và gọi điện cho chồng nhanh chóng trở về nhà đưa con đi kiểm tra vì 1,5 tuổi mà có cân nặng như thế này là đáng báo động.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì cân nặng chuẩn của một trẻ gái 1,5 tuổi chỉ hơn 10kg. Chính vì thế trường hợp con chị Lý không những có cân nặng vượt chuẩn mà còn được xếp vào những trẻ béo phì. Trẻ béo phì hoàn toàn không tốt cho sự phát triển toàn cơ thể:

1. Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ

Trẻ sơ sinh bị thừa cân sẽ hạn chế sự phát triển của tứ chi. Béo phì chân tay làm giảm khả năng vận động của bé và tăng độ khó tập đi của bé, vì vậy bé béo phì dành nhiều thời gian hơn cho việc tập đi so với bé cùng tuổi. Béo phì cũng có thể hạn chế sự phát triển của xương, dễ dẫn đến hao mòn khớp do phải chịu trọng lượng trong thời gian dài hoặc thường xuyên bị đau nhức.

Gửi con cho bà nội chăm, nửa năm sau mẹ không thể nhận ra con gái xinh ngày nào - 3

2. Trẻ chậm phát triển trí tuệ

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ thừa cân sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và dẫn đến trí tuệ chậm phát triển, do diện tích bề mặt cơ thể của trẻ béo phì quá lớn nên não thường xuyên trong tình trạng thiếu oxy, và những bất tiện do béo phì gây ra cũng gián tiếp ảnh hưởng đến tốc độ của não bộ.

3. Tăng nguy cơ mắc bệnh

Trẻ béo phì không phải là điều tốt, béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở trẻ như tiểu đường và bệnh tim. Đối với trẻ sơ sinh, béo phì chủ yếu ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, do béo phì nên chức năng tim phổi của trẻ không đủ, dễ xảy ra các vấn đề như khó thở, đe dọa đến sức khỏe của trẻ.

Thừa cân thực sự không phải là một điều may mắn, điều quan trọng nhất để trẻ có một thân hình cân đối, một vóc dáng chuẩn:

1. Sắp xếp chế độ ăn cho trẻ một cách khoa học

Nếu bé thừa cân rõ ràng, cha mẹ phải tìm cách để trẻ giảm cân, ăn kiêng là không phù hợp nhưng có thể điều chỉnh chế độ ăn của trẻ.

Chẳng hạn như giảm ăn các thực phẩm giàu calo như cho bé uống sữa ít béo hoặc tách béo… và áp dụng chế độ ăn uống khoa học để giúp bé giảm cân hoặc duy trì cân nặng.

2. Cho trẻ vận động

Nếu trẻ thừa cân thì chẳng qua là ăn nhiều mà vận động ít, nếu chế độ ăn trong tầm kiểm soát thì trẻ phải “duỗi chân”. Trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi chưa có khả năng chạy nhảy nhưng có thể khiến bé vận động nhiều hơn, tập xoay người nhiều hơn, thúc đẩy tiêu hóa.

Đối với những trẻ béo phì đã có khả năng vận động, cha mẹ có thể đưa con thực hiện các bài tập có mục tiêu để giảm hoặc kiểm soát cân nặng thông qua vận động.

3. Có thể ăn vặt nhưng phải chọn loại phù hợp

Đối với nhiều trẻ không thể không ăn vặt, suy cho cùng, nhiều trẻ ít thèm ăn nhưng hoạt động lại tiêu hao nhiều năng lượng, thường xuyên cần ăn vặtđể bổ sung năng lượng.

Đồ ăn vặt có thể được dùng nhưng cha mẹ phải lựa chọn phù hợp, có thể chọn cho con một số đồ ăn vặt giàu dinh dưỡng nhưng ít calo. Ví dụ, trái cây lát, bánh mì nguyên hạt, bánh quy không đường và không dầu,...

Bé 4 tuổi bị viêm dạ dày vì thói quen của bà nội mà nhiều người cũng hay mắc