Gửi con về nhà nội, mẹ bỉm tá hỏa khi thấy hiện tượng đầu con "bốc khói"

Sự cẩn thận quá đà của ông nội khiến cả ông và cháu bỗng dưng nổi tiếng trên mạng xã hội vì tình huống hài hước có một không hai.

Ngày nay trong các gia đình, cùng với bố mẹ thì ông bà cũng là người có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và dạy dỗ con trẻ. Thậm chí, trong nhiều gia đình, thời gian đứa trẻ ở cùng ông bà còn nhiều hơn với bố mẹ, vì bố mẹ luôn phải ra ngoài làm việc, chỉ có ông bà là người túc trực thường xuyên bên đứa trẻ. Chính vì vậy, xảy ra không ít tình huống dở khóc dở cười về cách ông bà chăm cháu, điển hình như câu chuyện cười ra nước mắt dưới đây, đang được lan truyền trên cộng đồng mạng Trung Quốc.

Gửi con về nhà nội, mẹ bỉm tá hỏa khi thấy hiện tượng đầu con amp;#34;bốc khóiamp;#34; - 1

Ông nội sợ lạnh mặc 7 lớp quần áo cho cháu trai đích tôn, mẹ đi làm về tá hỏa nhìn con bốc khói

Theo Sohu, mạng xã hội nước tỷ dân đang xôn xao về một đoạn video gây cười quay lại cảnh người mẹ đi làm về, nhìn thấy con trai gần 3 tuổi mặc quần áo kín bưng như một chiếc bánh bao. Vội vàng kéo con lại, chị lật mở quần áo của con phát hiện bố chồng ở nhà trông cháu, sợ cháu lạnh nên đã mặc cho cháu tận 7 lớp quần áo, thêm 1 chiếc khăn quàng cổ và 1 chiếc mũ len trùm kín đầu chỉ hở đúng 2 con mắt. Cảnh tượng người mẹ vừa đếm lớp quần áo của con, vừa lấy tay xua đi làn khói bốc từ người con khiến cư dân mạng Trung Quốc bật cười.

Được biết, người ông nội này sống ở Thiên Tân, khu vực này nhiệt độ xuống thấp, ông nội vì lo lắng cháu lạnh sẽ ho ốm nên ra sức mặc nhiều lớp quần áo. Nhìn đứa bé hơn 3 tuổi di chuyển nặng nhọc, người mẹ bật cười vì đây là kiệt tác ở nhà trông cháu của ông nội. Cư dân mạng cũng để lại nhiều bình luận bên dưới bài đăng:

"Quả thật đây đúng là kiệt tác của ông nội, nên gọi là "ông nội giữ ấm", em bé may mắn vì có 1 người ông cẩn thận như thế này".

"Trẻ con rất cả hơi, nhiệt độ cơ thể bao giờ cũng cao hơn người lớn, chưa kể còn chạy nhảy nghịch ngợm, ông mặc nhiều áo như này, bé vừa di chuyển khó khăn, lại có thể đổ mồ hôi bên trong người, thấm lại phổi gây viêm phổi đó ông"...

Mặc dù hiểu tấm lòng của người ông nhưng nhiều bà mẹ bỉm sữa cũng thừa nhận, người già nhiều khi cẩn thận quá mức, lại thêm sự thiếu hiểu biết về cơ thể trẻ con nên mới xảy ra tình huống hài hước như vậy. 

Nhiều người nghĩ rằng vào mùa đông cần phải ủ ấm cho trẻ một cách cẩn thận bằng nhiều lớp áo dày mỏng khác nhau. Tuy nhiên đây là một điều hoàn toàn sai lầm, việc ủ ấm quá mức có thể sẽ gây thêm bệnh cho trẻ. 

Gửi con về nhà nội, mẹ bỉm tá hỏa khi thấy hiện tượng đầu con amp;#34;bốc khóiamp;#34; - 3

Mặc quá nhiều quần áo cho trẻ vô tình khiến trẻ nóng, khó vận động, chạy nhảy

Gửi con về nhà nội, mẹ bỉm tá hỏa khi thấy hiện tượng đầu con amp;#34;bốc khóiamp;#34; - 4

Một em bé Trung Quốc từng gây xôn xao vì chiếc đầu bốc khói sau lớp mũ len dày

Gửi con về nhà nội, mẹ bỉm tá hỏa khi thấy hiện tượng đầu con amp;#34;bốc khóiamp;#34; - 5

Cảnh tượng bà ở nhà trông cháu khiến cộng đồng mạng cười nắc nẻ

Chúng ta nên biết, thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn. Trẻ sẽ cảm thấy nóng hoặc lạnh nhanh hơn. Trẻ thường hay chạy nhảy, chơi đùa nên dễ nóng người, toát mồ hôi ngay cả khi thời tiết đang rất lạnh. Vì thế, mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu. Nếu bố mẹ không sớm nhận thấy điều đó, thì trẻ sẽ bị cảm lạnh, viêm phổi.

Mặc quá nhiều áo với chất liệu len hay bông sẽ làm cho mồ hôi không toát ra bên ngoài được. Nó ứ đọng lại bên trong là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da. Vào ban đêm, trẻ mặc nhiều áo quần hoặc đắp nhiều chăn sẽ có thể ngủ không ngon giấc và luôn khó chịu. Hơn nữa, phải mặc quá nhiều quần áo, lúc nào cũng phải đội mũ, đeo tất chân tất tay, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, không thoải mái trong vận động.

Vì thế, trong mùa đông, các mẹ chỉ nên mặc đủ ấm cho trẻ, chọn các loại quần áo sao cho an toàn, thoải mái và giúp bé duy trì thân nhiệt. Mẹ nên mặc cho bé một áo khoác dày bên ngoài, nếu trẻ ở trong nhà hoặc chơi đùa có thể cởi ra, lúc phải đi ngoài đường lạnh thì mặc vào dễ dàng. Tốt nhất, với thời tiết như hiện nay, mẹ cần tuân thủ đúng nguyên tắc mặc đồ cho trẻ Qui tắc mặc đồ cho trẻ sơ sinh mùa đông: 'Bốn ấm một lạnh' - chú ý 4 điểm trên cơ thể luôn cần giữ ấm gồm: bàn tay, bàn chân, bụng và lưng; riêng phần đầu cần được để thoáng mát.

Gửi con về nhà nội, mẹ bỉm tá hỏa khi thấy hiện tượng đầu con amp;#34;bốc khóiamp;#34; - 6

Cùng với chuyện mặc quần áo vừa đúng, đủ giữ ấm cho cơ thể trẻ, cha mẹ cũng nên tham khảo 1 số lời khuyên sau để trẻ có thể khỏe mạnh trải qua mùa đông lạnh giá:

- Không nên để con ở trong nhà cả ngày: Nhiều cha mẹ lo sợ trời lạnh, các con hoạt động bên ngoài có thể bị cảm lạnh. Tuy nhiên, việc giữ trẻ ở trong nhà ấm cả ngày cũng không hoàn toàn tốt, cha mẹ nên khuyến khích con tham gia nhiều hoạt động ngoài trời trong thời tiết thích hợp để tăng cường thể lực và khả năng thích ứng để duy trì sức khỏe thể chất. Nên cho trẻ nhỏ tắm nắng vào lúc 9-10h sáng. Với những trẻ lớn hơn, khi ra hoạt động ngoài trời, bố mẹ cần lưu ý mặc quần áo đủ ấm nhưng vẫn thoáng để khi trẻ ra mồ hồi không thấy quá nóng, dạy trẻ cách tự lau mồ hôi cho mình để tránh cảm lạnh. Thời tiết quá lạnh hoặc có mưa phùn thì không được cho trẻ ra ngoài chơi.

- Không mặc bỉm 24/24 vì sợ con lạnh: Nhiều mẹ có tâm lý trời rét đóng bỉm để con tránh tè dầm, lạnh chân tay nên đóng bỉm cả ngày. Điều này rất nguy hiểm vì bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị dính nước tiểu dễ bị lở loét, ảnh hưởng xấu tới da và sức khỏe.

Gửi con về nhà nội, mẹ bỉm tá hỏa khi thấy hiện tượng đầu con amp;#34;bốc khóiamp;#34; - 7

Con ở nhà với mẹ khác hoàn toàn con ở nhà với bà

- Không bật điều hòa, lò sưởi nhiệt độ cao, liên tục cả ngày: Việc làm tưởng chừng giữ ấm tuyệt đối này lại khiến cơ thể trẻ mất đi sự điều chỉnh nhiệt độ, dễ bị sốc nhiệt khi ra ngoài trời lạnh. Hơn nữa đóng kín cửa, bật điều hòa, lò sưởi sẽ khiến trẻ khô mũi, khô da, trong phòng không có sự thông thoáng ngột ngạt, thiếu oxy, sẽ khiến cơ thể cả gia đình mệt mỏi và làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi. Do đó, các mẹ cần phải đảm bảo nhiệt độ trong phòng luôn ấm áp với nhiệt độ khoảng 28 độ C, thông thoáng và tránh gió lùa. 

- Không tắm rửa chân bằng nước quá nóng: Da trẻ nhạy cảm hơn người lớn, nếu bố mẹ thấy nước đủ ấm tức là nước đó bị nóng với trẻ. Nhiệt độ nước thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 33 độ C đến 36 độ C. Nên dùng cổ tay hoặc khuỷu tay để thử độ ấm của nước. 

Gửi 2 con gái song sinh về quê cho bà nội chăm, 1 tháng sau về đón người mẹ ân hận