Chăm sóc răng miệng cho trẻ là việc làm rất quan trọng, thế nhưng có đến 80% các bậc phụ huynh đang thực hiện sai cách hoặc ít quan tâm đến vấn đề này. Điều này không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ ở hiện tại mà còn gây nhiều hệ quả trong tương lai.
Theo các bác sĩ Nha khoa cho biết, cứ 10 em nhỏ thì có đến 9 trẻ bị sâu răng trong độ tuổi mầm non, tiểu học. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống và không được chăm sóc răng miệng kỹ từ những ngày đầu mọc răng.
Việc cha mẹ cho trẻ ăn uống sai cách cũng là nguyên nhân ảnh hưởng sức khỏe răng miệng của con. Chị Xiaozhi cùng gia đình đang sinh sống tại Trung Quốc, chị có một cậu con trai 5 tuổi, chị thường quan tâm đến những sự thay đổi dù nhỏ nhất của con, chị cũng chăm sóc con rất kỹ, rất ít khi cho cậu bé ăn các đồ ngọt, các loại bánh ngọt, sôcôla,… cũng nằm trong tầm kiểm soát.
Tuy nhiên, một thời gian sau răng của cậu bé ố vàng và bị sâu răng, Xiaozhi vội vàng đưa con đến bệnh viện thăm khám thì phát hiện rằng vấn đề sâu răng của cậu bé đã rất nghiêm trọng. Khi bác sĩ hỏi về cuộc sống và thói quen ăn uống của cậu bé, Xiaozhi đã nói về một chi tiết, để bác sĩ tìm ra nguyên nhân sâu xa.
Thực tế, mỗi tối sau khi đánh răng xong chị Xiaozhi thường cho con uống một ly sữa trước khi đi ngủ, bởi vì cậu bé không thích uống sữa không đường, nên Xiaozhi đặc biệt mua một loại sữa ngọt cho con. Bác sĩ cho biết, việc cho trẻ uống sữa sai cách sau khi đánh răng dẫn đến tình trạng một lượng sữa vẫn còn bám trong khoang miệng.
Hiện nay, các loại sữa có đường trên thị trường cơ bản chứa trên 5 gam đường trên 100 ml, nếu trẻ không đánh răng sau khi uống thì chắc chắn sâu răng sẽ phát triển sau một thời gian dài. Dù là khảo sát dữ liệu lớn hay nghiên cứu của các chuyên gia đều cho thấy nhiều trẻ nhỏ có hàm răng ố vàng, răng bị sâu là do cha mẹ chưa hiểu được tính “sát thương” của nhiều loại thực phẩm.
Hai loại thực phẩm làm hỏng hàm răng của trẻ, cha mẹ nên hạn chế cho con ăn
Theo các chuyên gia, có hai loại thực phẩm làm hỏng hàm răng của trẻ, có tác dụng "gây chết người" hơn đường và các bậc cha mẹ chưa nhận thức được điều đó.
Nước ngọt có ga
Trước đó, một thí nghiệm gây sốc đã lan truyền trên các trang mạng xã hội Trung Quốc. Tức là ngâm răng người lớn nước ngọt có ga, không ngờ sau 24 giờ bề mặt răng sẽ bị ăn mòn, mắt thường có thể nhìn thấy được. Các chuyên gia cũng giải thích về thử nghiệm này, trước hết, giá trị pH của đồ uống có ga có tính axit, mặc dù răng của chúng ta rất khỏe nhưng chúng không có khả năng kháng axit.
Ngay cả khi răng không được ngâm trong đồ uống có ga như cola trong 24 giờ, nó sẽ khử đi hàm lượng khoáng trên răng của chúng ta, làm mất canxi, lâu dần răng sẽ dễ gãy.
Theo các bác sĩ Nha khoa cho biết, cứ 10 em nhỏ thì có đến 9 trẻ bị sâu răng trong độ tuổi mầm non, tiểu học.
Thứ hai, hàm lượng đường trong các loại đồ uống có ga cực kỳ cao, thường đạt 11,75% trở lên. Nếu chúng ta uống nó thường xuyên mà không đánh răng ngay lập tức, đường bám vào răng sẽ trở thành chất dinh dưỡng cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, và nó cũng là một mắt xích chính góp phần gây ra sâu răng.
Đồ uống có ga có thể nói là đồ uống không thể cưỡng lại đối với hầu hết trẻ em, nếu cha mẹ không thực hiện tốt việc kiềm chế, và răng miệng của trẻ đang chịu sức “công phá” mạnh mẽ của đồ uống có ga thì sức khỏe răng miệng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.
Trái cây sấy khô
Ngoài nước ngọt có ga, còn có một loại thực phẩm có “tác dụng gây chết người” rất lớn đối với sức khỏe răng miệng của trẻ, đó là trái cây sấy khô được nhiều trẻ em ưa thích, đặc biệt là nho khô, dâu tây sấy khô, kẹo chà là...
Không chỉ chứa lượng đường cực cao, mà nhiều bậc cha mẹ còn lầm tưởng rằng những loại trái cây sấy khô này vừa bổ dưỡng, vừa có lợi cho sức khỏe của trẻ, lại không nóng như những món ăn vặt như khoai tây chiên, bánh kẹo.
Như chúng ta đã biết, các loại trái cây sấy khô này có độ dính cao nên rất dễ bám vào răng, nếu không chải răng và làm sạch răng kịp thời sẽ sinh ra vi khuẩn gây bệnh và làm tăng tỷ lệ sâu răng.
Qua đây có thể thấy, những thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ là điều rất phổ biến, được các bậc cha mẹ thường xuyên cho ăn trong cuộc sống hàng ngày.
Các loại đồ uống có ga chứa hàm lượng đường cao, trẻ uống thường xuyên lâu dần ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Làm thế nào để cha mẹ có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng của con mình?
Các chuyên gia đánh giá về tỷ lệ sâu răng ở trẻ em hiện nay thì tình hình không mấy khả quan, so với 10 năm trước thì tỷ lệ này hiện đã tăng 50% và vẫn đang tiếp tục tăng. Chính vì vậy, làm thế nào để cùng con bảo vệ răng miệng đã trở thành điều mà cha mẹ nào cũng không thể bỏ qua.
Lau sạch răng và nướu của bé bằng gạc mềm
Nguyên nhân chủ yếu khiến sức khỏe răng miệng của trẻ dễ bị ảnh hưởng llà do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách khiến các vụn thức ăn hoặc những mảng lưu lại trên răng,hoặc các kẽ răng. Điều này khiến vi khuẩn ẩn trú trong các mảng bám vôi răng gây ra viêm lợi.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác như tình trạng dinh dưỡng kém, trẻ hay ốm sốt, sử dụng thuốc cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm lợi.
Đối với trẻ nhỏ từ một tuổi đến 2 tuổi, sau khi bé ăn hoặc uống sữa, cha mẹ nhẹ nhàng lau sạch răng và nướu của bé bằng gạc mềm hoặc khăn thấm nước ấm sạch hoặc nước muối pha loãng, điều này có thể bảo vệ phần nào sức khỏe răng miệng của con.
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tự đánh răng, hình thành thói quen không thể từ đó, điều này sẽ giúp ích rất lớn cho sức khỏe răng miệng của trẻ.
Khuyến khích trẻ tự đánh răng với kem đánh răng
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, hiện nay có khoảng 24,1% trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 5 có thể đánh răng hai lần một ngày vào buổi sáng và buổi tối, và 31,9% trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 12 có thể tự đánh răng được. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ nhỏ tự duy trì thói quen đánh răng chưa cao, nếu không có sự giám sát của cha mẹ, trẻ sẽ dễ dàng từ bỏ thói quen này.
Do đó, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tự đánh răng, hình thành thói quen không thể từ đó, điều này sẽ giúp ích rất lớn cho sức khỏe răng miệng của trẻ.
Chọn loại kem đánh răng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ
Việc chọn loại kem đánh răng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ vừa đảm bảo sạch khuẩn, vừa đảm bảo an toàn đề phòng trường hợp trẻ lỡ nuốt phải.
Chọn mua cho trẻ bàn chải có lông siêu mềm
Loại bàn chải cho trẻ sử dụng cũng là vấn đề cha mẹ cần quan tâm, nên chọn mua cho trẻ bàn chải có lông siêu mềm đủ để loại bỏ các mảng bám mà không gây trầy xước nướu. Ưu tiên loại có đầu tròn nhỏ với cổ bàn chải dài để trẻ dễ xoay sở khi chải sâu tận mặt sau của răng.
Khi trẻ mới tập đánh răng, cha mẹ có thể lựa chọn loại bàn chải có tấm chắn an toàn tránh cho bé không đưa bàn chải vào sâu bên trong làm tổn thương họng.
Chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ vào các ngày trong tuần, cố gắng không thường xuyên ăn đồ ngọt, bánh ngọt, sôcôla và các loại đồ ăn nhẹ khác, không uống nước có ga, nước hoa quả đóng chai có hàm lượng đường cao.
Giám sát lịch trịch đánh răng của con vào buổi sáng và tối
Đối với trẻ nhỏ từ 3 tuổi đến 6 tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ tự đánh răng với kem đánh răng theo đúng độ tuổi dưới sự giám sát của người lớn đều đặn ngày 2 lần (buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ)
Điều này đòi hỏi cha mẹ phải tăng cường giám sát, không chỉ thúc giục trẻ đánh răng sớm hay muộn, sau bữa ăn nhẹ hoặc ăn trưa mà còn phải vệ sinh răng miệng kịp thời để tránh thức ăn bám lại trên răng, sinh sôi của vi khuẩn gây bệnh, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.
Chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, đặc biệt là đồ ăn vặt
Thời điểm ăn dặm, trẻ em dễ gặp phải một vấn đề nữa về răng miệng đó là viêm nướu. Đặc biệt khi các bé đang mọc răng, nướu răng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên vi khuẩn sẽ càng dễ tấn công hơn. Khi bị viêm, nướu sẽ sưng đau, đỏ ửng. Nướu dễ chảy máu khi chải răng hay thăm khám, nặng hơn có thể gây chảy máu tự phát. Hơi thở của bé sẽ có mùi bất thường.
Do đó, cha mẹ hãy chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ vào các ngày trong tuần, cố gắng không thường xuyên ăn đồ ngọt, bánh ngọt, sôcôla và các loại đồ ăn nhẹ khác, không uống nước có ga, nước hoa quả đóng chai có hàm lượng đường cao.
Nên thường xuyên đưa trẻ đến Nha khoa để kiểm tra tình trạng răng miệng định kỳ, tần suất duy trì tốt nhất là khoảng 2 lần/năm, để kịp thời phát hiện ra vấn đề và điều trị càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, hãy đưa trẻ đến Nha khoa để kiểm tra tình trạng răng miệng định kỳ, tần suất duy trì tốt nhất là khoảng 2 lần/năm, để kịp thời phát hiện ra vấn đề và điều trị càng sớm càng tốt.
Cuối cùng, các chuyên gia khuyến cáo, một khi răng của trẻ có vấn đề không chỉ liên quan đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ. Các bậc phụ huynh nên hiểu biết toàn diện về những thực phẩm và thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ, từ đó sử dụng những phương pháp khoa học và hợp lý để phòng tránh hiệu quả.