Một câu chuyện mới được chia sẻ trên một diễn đàn các bậc làm cha mẹ ở Trung Quốc mới đây là chủ đề được bàn tán xôn xao. Bà mẹ có tài khoản Li Li cho biết con trai của cô mới bắt đầu đi học mẫu giáo được 2 tuần trở lại đây và chồng cô lúc nào cũng chủ động nhắn vợ rằng sẽ đưa con đi học và đón con về, cô chỉ việc đi làm về sớm và nấu cơm.
Thoạt đầu chị cảm thấy rất vui vì điều đó, được chồng san sẻ gánh nặng. Tuy nhiên dần dần chị thấy dù có những hôm chồng công việc bận bịu vẫn chịu khó đưa đón con, thậm chí còn đưa đi sớm và thoải mái khoe chuyện đứng trước cổng trường 1 tiếng trước giờ tan học để đón con.
Bố luôn chủ động đưa đón con đi học khiến mẹ khó hiểu. Ảnh minh họa.
Ông bố nói rằng phải đón con sớm, con tan học là nhìn thấy bố luôn để con không bị tủi thân với bạn bè. Người mẹ cảm thấy vô cùng hài lòng về chia sẻ của chồng cho đến khi đứa trẻ hàng xóm học cùng trường mẫu giáo với con trai nói một câu bâng quơ: "Cô giáo nữ mới về trường con, cô con xinh lắm bác ạ".
Những đứa trẻ mẫu giáo thường rất thích khoe về cô giáo mình. Ảnh minh họa
Gần đây nhiều cô giáo mẫu giáo xinh đẹp trở thành hiện tượng mạng xã hội. Ảnh minh họa
Người mẹ chợt nhận ra có điều gì đó không ổn nên lên tiếng hỏi các bậc cha mẹ trên diễn đàn, có nên tìm hiểu tiếp việc này, để chồng đưa đón con tiếp hay đặt niềm tin vào chồng của mình.
Trong khi nhiều bà mẹ trên diễn đàn đồng tình với việc cô nên tìm hiểu tiếp sự việc thì nhiều người cho rằng bà mẹ quá nhạy cảm và ý kiến đón con sớm của ông bố là hoàn toàn hợp lý. Bởi người bố mặc dù không sinh ra con nhưng là người ở bên cạnh và chăm sóc con từ lúc chào đời nên những ông bố yêu thương con không kém mẹ. Việc con bắt đầu đi học ở một trường mới khiến bố vô cùng lo lắng nên luôn chủ động đưa đón con, thậm chí đón sớm là chuyện bình thường. Ngoài ra lý do ông bố đón con sớm là tốt cho đứa trẻ cũng hoàn toàn hợp lý.
Theo Sohu, một nhà nghiên cứu nước ngoài đã thực hiện một cuộc khảo sát. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy những đứa trẻ thường được đưa đón sớm thì khi lớn sẽ tự tin hơn. Trong khi đó, những đứa trẻ bị bố mẹ đó muộn thường rất nhạy cảm. Tuy nhiên, tính cách này sẽ dần xuất hiện sau 10 năm, khi đó cha mẹ nghĩ rằng tính cách này là do con mình sinh ra đã thế sẵn.
Nguyên nhân vì sao việc đón sớm lại quan trọng với trẻ?
Trẻ em càng nhỏ, càng bị phụ thuộc và ba mẹ. Chúng chỉ xem ba mẹ là gương mặt thân quen nhất trong độ tuổi này. Vì vậy, điều đầu tiên khiến trẻ xem việc đón đúng giờ quan trọng là vì sau một ngày học, không được gặp gương mặt quen thuộc, các con đã bắt đầu nhớ ba mẹ.
Ba mẹ là người gần gũi nhất, người mang lại cảm giác an toàn cho chúng. Suốt quá trình lớn lên, trẻ luôn nhận biết rằng ba mẹ là người sẵn sàng bảo vệ mình. Vì vậy, việc ba mẹ đến đón con muộn, trường học thưa dần, trẻ ở lại một mình sẽ khiến trẻ thiếu đi cảm giác an toàn.
Trẻ nhỏ mẫn cảm hơn người lớn tưởng rất nhiều. Thực tế, đến độ tuổi mẫu giáo, tiểu học, nhiều đứa trẻ vẫn không muốn đi học và ở nhà với ba mẹ. Nhiều bậc phụ huynh sẽ an ủi con mình và nói với chúng rằng: “Con cứ đi học đi, ba mẹ sẽ đến đón con sớm!” Từ đó, chúng luôn hi vọng ba mẹ sẽ giữ lời hứa với mình. Hơn thế, nếu ba mẹ liên tục thất hứa và không xem trọng lời hứa với trẻ, trong mắt con lúc này, lời hứa là cái không cần thiết phải làm và sẽ ảnh hưởng đến hành động sau này của con.
Cuối cùng, khi thấy bạn bè được ba mẹ đón và ra về trước, trẻ sẽ dễ so sánh vì sao các bạn được ba mẹ đón sớm, còn ba mẹ thì không. Lúc này sự nhạy cảm dễ hướng trẻ suy nghĩ ba mẹ không còn thương mình nữa.
Với tư cách là ba mẹ, ai cũng muốn con mình được lớn lên tự tin và mạnh mẽ. Vì vậy, dù bận rộn, hãy cố gắng đón con đúng giờ hoặc thông báo với trẻ về việc đón trễ và xem phản ứng của chúng. Tốt nhất, dù đón sớm hay muộn, hãy xem xét tính cách, thái độ của chúng và sắp xếp phù hợp với thời gian của hai vợ chồng.
Việc đón muộn ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
Theo một khảo sát của nhà nghiên cứu Người Anh, những đứa trẻ thường được đưa đón sớm khi lớn sẽ tự tin hơn, và những đứa trẻ bị đón muộn có xu hướng nhạy cảm hơn. Tính cách này có thể sẽ không bộc lộ ngay, nhưng sau nhiều năm, nó sẽ dần hiện hữu trong trẻ. Bởi mẫu giáo và tiểu học là hai môi trường tiếp theo sau gia đình mà trẻ được tiếp xúc trong quãng thời gian dài, khi ấy, trẻ con cũng chưa có nhiều suy nghĩ cho ba mẹ mà chỉ nêu lên cảm xúc của mình.
Thực tế, dù bé có thực sự “mến tay mến chân” với bạn bè và thầy cô, nhưng khi kết thúc buổi học, ánh mắt của trẻ chỉ trông chờ được ba mẹ đón mình. Ba mẹ đón muộn thường xuyên sẽ khiến bé cảm thấy tủi thân vì bạn được về trước, lâu dần dễ cảm giác ba mẹ không thương mình. Nỗi tủi thân, lạc lõng này khó mà bù đắp ngay bằng một món đồ chơi hay thức ăn được. Thậm chí, lâu dần, nó có thể dẫn đến nỗi thất vọng trong trẻ.