Hàng loạt dịch bệnh “bủa vây” trẻ nhỏ, chuyên gia nhi khoa chỉ cách phòng tránh bố mẹ nào cũng làm được

Năm học mới vừa bắt đầu cũng là lúc hàng loạt bệnh nguy hiểm bùng phát như sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, thủy đậu… khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Các chuyên gia cho rằng việc phòng các bệnh này không quá khó.

Theo ghi nhận từ Bệnh viện Nhi Trung ương, một tháng gần đây bệnh viện tiếp nhận khoảng 100 trẻ bị sốt xuất huyết, hàng chục ca đau mắt đỏ mỗi ngày… con số này tăng hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước.

Còn tại BV Mắt Trung ương, chỉ trong 3 tuần của tháng 8 đã tiếp nhận khoảng 2.500 trường hợp bị đau mắt đỏ, gấp gần 2 lần so tháng 6. Đáng chú ý rất nhiều trường hợp bị đau mắt đỏ biến chứng, nếu không điều trị kịp thời ảnh hưởng lớn đến thị lực sau này.

Ngoài hai bệnh trên, tại Hà Nội còn ghi nhận nhiều ca mắc tay chân miệng, thủy đậu… Đây là điều hết sức đáng cảnh báo khi năm học mới đã bắt đầu, nếu không có biện pháp phòng bệnh nguy cơ lây lan thành dịch là rất dễ xảy ra.

Hàng loạt dịch bệnh “bủa vây” trẻ nhỏ, chuyên gia nhi khoa chỉ cách phòng tránh bố mẹ nào cũng làm được - 1

Khi trẻ tựu trường đó cũng là lúc nguy cơ dịch bệnh lây lan nhanh. 

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng bộ môn Nhi (Đại học Y Hà Nội), kiêm Trưởng khoa Nhi - BV Đại học Y Hà Nội cho rằng, có nhiều yếu tố khiến trẻ mắc nhiều căn bệnh tưởng đã rất cũ trong thời gian qua, do vậy việc phòng bệnh đúng cách là hết sức quan trọng.

Theo bác sĩ Diệu Thúy, ngoài vấn đề vệ sinh cá nhân, nơi ở hay khử khuẩn, khẩu trang thì việc nâng cao sức đề kháng mới là nền tảng căn cơ để phòng bệnh tật ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. “Thực tế cho thấy các mặt bệnh gia tăng trong thời gian gần đây là hậu quả của tình trạng “nợ miễn dịch” do COVID-19. Nếu bình thường trẻ “va chạm” với các loại vi khuẩn, virus thì hệ miễn dịch của trẻ được tăng cường hoạt động, sinh ra các kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, do dịch bệnh trẻ ở nhà quá lâu nên miễn dịch cũng “ngủ yên”, đến khi ra ngoài, nhất là đi học trở lại gặp virus, vi khuẩn cơ thể sẽ khó chống đỡ, khiến trẻ có nhiều phản ứng dữ dội hơn, sốt cao hơn và có nhiều triệu chứng nặng nề hơn”, bác sĩ Diệu Thúy phân tích.

Chính vì lý do đó, PGS Diệu Thúy tư vấn rằng, chúng ta cần phải “nhân đôi đề kháng”, "nhân đôi miễn dịch" cho trẻ, để miễn dịch đang thiếu trở về bình thường, sau đó bổ sung thêm vào cơ thể thì đứa trẻ sẽ khỏe mạnh, chống chọi lại được với bệnh tật.

Hàng loạt dịch bệnh “bủa vây” trẻ nhỏ, chuyên gia nhi khoa chỉ cách phòng tránh bố mẹ nào cũng làm được - 3

Theo bác sĩ Diệu Thúy, bổ sung dinh dưỡng và tiêm vắc xin cho trẻ là biện pháp an toàn, hiệu quả để chống lại bệnh tật. 

Bà Thúy cho rằng, việc “nhân đôi đề kháng” cho trẻ cũng không có gì khó khăn, đó là khi trẻ bị ốm dẫn tới sụt cân, cơ thể mệt mỏi thì cần bổ sung dinh dưỡng hay nói cách khác là “ăn trả bữa” để bù lại cân nặng đã giảm và miễn dịch đã mất. Cùng với ăn uống thì áp dụng đồng bộ các biện pháp khác cũng là cách để nâng cao thể trạng cơ thể được toàn diện nhất.

Để làm được điều này các mẹ cần lưu ý tiêm các loại vắc xin phòng bệnh, tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Với trẻ trên 6 tháng nên đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm chất đạm, đường, chất béo, chất xơ và các vitamin, vi chất khác như kẽm, sắt có trong thịt bò, tôm, cua, ghẹ, gan động vật và thực phẩm giàu vitamin A, C, E… như cam, quýt, bưởi, các loại rau xanh…

Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ khó đáp ứng đủ vi chất dinh dưỡng đặc biệt là kẽm và sắt. Bởi những vi chất này là chất xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch, từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh”, bác sĩ Thúy tư vấn.

Cùng với đó, bác sĩ Thúy cũng khuyên các phụ huynh không nên giữ con quá kỹ, thường xuyên cho con ra môi trường bên ngoài, cùng với đó là tăng cường hoạt động thể dục thể thao, ngủ đủ giấc cũng là biện pháp rất tốt để tăng miễn dịch cho trẻ.

Sai lầm khi chăm trẻ ốm khiến bệnh càng nặng và cách tăng sức đề kháng không cần thuốc